Cha mẹ sợ bẩn sẽ không có con thông minh

Sống trong thế giới chứa đầy những ám ảnh về vi khuẩn, nhiều phụ huynh trở nên ngần ngại và không cho phép con mình nghịch bẩn.

Bài viết của nhà tâm lý giáo dục Vương Hòa (Trung Quốc).

Chúng ta đều mong trẻ được sống trong môi trường trong lành, an toàn nên thường quá lo lắng khi con "nghịch bẩn" vì sợ trẻ giảm sức đề kháng, dễ ốm vặt. Nhưng điều đó có đúng?

Gần nhà tôi có một sân chơi khá lớn. Ở đó chúng có thể leo trèo, chạy nhảy, thậm chí vứt ném đồ đạc khắp nơi. Những vũng nước sau mưa cũng trở thành "sân chơi" đầy hấp dẫn. "Nhìn đứa bé đang lội nước kìa, trông bẩn thỉu làm sao"; "Đừng nghịch nước nữa, ướt hết quần áo bây giờ"; "Con làm sao vậy, ai cho phép chơi nước bẩn, về ốm bây giờ", tôi nghe thấy nhiều người lớn hét lên như vậy.

Nếu sợ bẩn mà cấm đoán trẻ khám phá những điều mới lạ thì đó là thiệt thòi lớn. Ảnh minh họa.

Nếu sợ bẩn mà cấm đoán trẻ khám phá những điều mới lạ thì đó là thiệt thòi lớn. Ảnh minh họa.

Nhưng vẫn có những trẻ được phép nô đùa trên vũng nước, thậm chí bố mẹ chúng còn nhảy vào chơi cùng con. Họ cười đùa rộn ràng một góc sân trong ánh mắt ghen tỵ, khao khát của những đứa trẻ bị cấm đoán khác.

Nhà giáo dục Trung Quốc Đào Hành Trí từng nói, cần phải giải phóng tâm trí, bàn tay, bàn chân, không gian và thời gian của trẻ em, để chúng hoàn toàn có cuộc sống tự do và được giáo dục thực sự từ cuộc sống tự do.

"Cho phép nghịch bẩn là bước đầu tiên để trẻ được tự do. Nếu sợ bẩn mà cấm đoán trẻ khám phá những điều mới lạ thì đó là thiệt thòi lớn", nhà giáo dục này khẳng định.

Người bạn họ Vương đã thay đổi quan điểm của tôi về những đứa trẻ được coi là "ở bẩn". Vương thích sạch sẽ, nhà cửa lúc nào cũng sáng choang, thơm tho, không một cọng rác. Tuy nhiên cô nói rằng nếu quay lại thời điểm khi con gái còn nhỏ, chắc chắn sẽ không chọn sự sạch sẽ.

Thời đó, khi con gái đòi ăn một mình, Vương không cho vì sợ "con ăn rơi vãi". Kết quả đến 7 tuổi, mẹ vẫn đút cho ăn. Khi con chơi với lũ trẻ hàng xóm, hễ nhìn thấy chúng tay chân dính bùn đất, Vương lại hét lên ngăn cản. Ở nhà con gái thích vẽ khắp nơi, nhưng vì sợ bẩn nên cô chỉ cho con vẽ vào giấy. Dần dần cô bé trở nên thiếu nhiệt tình và ít quan tâm tới mọi việc.

Nếu bố mẹ luôn dặn rằng không được chạm vào cái này, đừng động đến cái kia, trẻ như bị giam cầm và không dám chủ động "chạm" vào thế giới. Những đứa trẻ như vậy không những không hạnh phúc mà còn mất đi tính chủ động khám phá cuộc sống.

Quần áo bẩn có thể giặt sạch, phòng bừa bộn có thể dọn dẹp nhưng nếu trẻ mất khả năng chủ động tìm kiếm kiến thức và học hỏi vì sợ bẩn thì lợi bất cập hại.

Đừng để nỗi lo sợ bẩn của bố mẹ phá hỏng trí tò mò, ảnh hưởng đến sự trưởng thành của trẻ.

Nhà văn Pháp Jean Henri Fabre – tác giả của cuốn sách "Côn trùng ký" từ nhỏ đã là một đứa trẻ thích khám phá. Cứ rảnh rỗi, cậu bé lại nằm dài trên bãi cỏ quan sát đàn kiến. Jean Henri hứng thú xem kiến vàng đánh nhau với kiến đen. Trong quá trình quan sát, cậu phát hiện ra kiến dùng nụ hôn để truyền tải thông tin. "Thế giới côn trùng thú vị đến mức khiến tôi quên ăn quên ngủ", nhà văn nhớ lại.

Vì tò mò, Jean Henri luôn dành thời gian quan sát, chính điều này đã tích lũy cho ông một lượng lớn kiến thức về thế giới côn trùng và cho ra đời cuốn "Côn trùng ký" nổi tiếng khắp thế giới. Nhưng thử tưởng tượng, nếu bố mẹ của Jean Henri sợ bẩn, họ bắt con trai dừng quan sát kiểu như "Đừng nằm trên mặt đất, khiếp quá", có lẽ sẽ không có nhà văn cũng như "Côn trùng ký".

Những trò chơi có vẻ bẩn thỉu, chẳng hạn như viết nguệch ngoạc, bôi bẩn trên giấy vẽ, nhảy trên bùn cát nhớp nháp hay tháo tung những loại đồ chơi khác nhau... đều thể hiện sự tò mò, muốn khám phá của trẻ. Ảnh minh họa.

Những trò chơi có vẻ "bẩn thỉu", chẳng hạn như viết nguệch ngoạc, bôi bẩn trên giấy vẽ, nhảy trên bùn cát nhớp nháp hay tháo tung những loại đồ chơi khác nhau... đều thể hiện sự tò mò, muốn khám phá của trẻ. Ảnh minh họa.

Sự sáng tạo của trẻ sẽ luôn vượt qua sức tưởng tượng của người lớn. Nhưng trẻ phải được sáng tạo sáng tạo một cách mạnh dạn và tự do mà không bị bố mẹ quấy rầy.

Cuối tuần, tôi đưa con gái đi tham gia lớp trải nghiệm của trường. Cô giáo yêu cầu các con vẽ tranh tự do và tô màu theo ý thích. Nhưng trong quá trình thực hiện, tôi nghe thấy: "Màu tô sai rồi. Nhìn kỹ đi, nó dính vào quần áo con, bẩn quá đi mất". "Này con sâu phải là màu xanh lá cây, tại sao là màu đỏ"; "Cẩn thận chút, màu lem hết ra mặt kìa, để mẹ lau cho con"... Cuối cùng do sự chỉ dẫn của bố mẹ, các bé dần không thích thú với hoạt động này. Thậm chí có bố mẹ sợ bẩn quần áo, đã hoàn thành nốt bức vẽ cho con. Trong khi đó một số trẻ khác rất hạnh phúc khi việc vẽ tranh kết thúc. Mặc dù tác phẩm của chúng không đạt tiêu chuẩn trong mắt người lớn nhưng đó là những bức vẽ đầy màu sắc.

Bố mẹ vì sợ bẩn và sự lộn xộn mà yêu cầu trẻ vẽ theo yêu cầu, điều này đi ngược lại bản chất và phá hủy khả năng sáng tạo của trẻ. Sáng tạo không phải là tài năng mà là khả năng. Khả năng này có thể được trau dồi và rất đáng để phát triển.

Các chuyên gia ở Bắc Mỹ đã nghiên cứu sự sáng tạo trong nhiều năm và chỉ ra sự sáng tạo đến từ sự tò mò và tâm lý ham chơi. Những trò chơi có vẻ "bẩn thỉu", chẳng hạn như viết nguệch ngoạc, bôi bẩn trên giấy vẽ, nhảy trên bùn cát nhớp nháp hay tháo tung những loại đồ chơi khác nhau... đều thể hiện sự tò mò, muốn khám phá của trẻ. Yêu thích sạch sẽ là đúng, nhưng nếu bố mẹ phá hủy khả năng sáng tạo của con mình vì mục đích sạch sẽ, thì điều đó không hề có lợi.

Nhà văn nổi tiếng người Nhật Watanabe Junichi kể một câu chuyện trong quyển sách "The power of insensitivity" (Sức mạnh của sự vô cảm). Một nhóm đồng nghiệp dùng bữa ăn tập thể, vì nguyên liệu không tươi nên tất cả bị nhiễm độc, trừ một thanh niên. Watanabe Junichi nói rằng gia cảnh của chàng trai này nghèo khó nên từ nhỏ đã ăn uống mất vệ sinh, bởi vậy khả năng miễn dịch đường tiêu hóa của anh tốt hơn người thường.

Mặc dù câu chuyện của Watanabe Junichi là cực đoan, khiến nhiều người bật cười nhưng nó cũng mang ý nghĩa nhất định. Trên thực tế, Trung Tâm nghiên cứu gen và môi trường tại Mỹ khẳng định rằng, có khoảng 100 nghìn tỷ vi sinh vật sống trong cơ thể mỗi người, rất nhiều trong số đó là những vi khuẩn tốt, giúp tiêu hóa thức ăn, sản xuất ra vitamin và chống lại vi khuẩn xấu. Theo thời gian, đặc biệt là trong suốt thời thơ ấu, mỗi người sẽ phát triển một hệ vi sinh vật riêng. Cũng giống như kháng sinh sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn có lợi và có hại, nghich bẩn sẽ giúp bổ sung các loại vi khuẩn có lợi, giúp duy trì hệ vi sinh vật cơ bản và duy trì sự cân bằng giữa số vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu.

Nếu trẻ khỏe mạnh, hãy để trẻ nghịch bùn hay đào giun đất. Cho phép trẻ đi chơi bằng chân trần trong sân và tự trồng cây trong vườn. Trẻ sẽ có những kỷ niệm đẹp và phát triển tình yêu thiên nhiên, đồng thời cũng sẽ có cơ hội duy trì hệ vi sinh vật và hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Vy Trang (Theo sohu)

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét