Cay đắng của người đàn ông không dám mua chuối xanh

Ở độ tuổi ngoài 70, Pete không mua chuối xanh nữa vì cho rằng mình không còn đủ thời gian để nhìn chuối chín.

"Tôi đã ở giai đoạn mà không nên mua chuối xanh nữa". Lần đầu tiên chuyên gia tài chính Michael F. Kay (Mỹ) nghe Pete nói như vậy là từ nhiều năm trước. "Ông ấy suy nghĩ cực kỳ nghiêm túc", Kay nhớ lại.

Thời điểm nói ra câu ấy, Pete đã nghỉ hưu được vài năm. Sự nghiệp kết thúc, các con đã trưởng thành, còn hôn nhân thì thất bại. Pete cho rằng cuộc đời của mình trống rỗng, vô nghĩa và giữ nguyên suy nghĩ đó thêm 20 năm cho đến khi qua đời.

Ảnh: Shutterstock.

Ảnh: Shutterstock.

Theo chuyên gia Kay, vấn đề lớn nhất của Pete là không thể tìm ra mục đích sống lúc về già. 

Trước khi nghỉ hưu, Pete rất yêu công việc. Ông là doanh nhân tuyệt vời, có thể nhìn thấy cơ hội trong đống rác và giao dịch trên bàn ăn, ở sân golf, thậm chí khi đang xếp hàng ở cửa hàng tạp hóa. "Tôi từng bị choáng ngợp bởi sự thu hút, khả năng đọc con người và tạo ra cơ hội của ông ấy", Kay kể.

Đến lúc nghỉ hưu, mục đích của Pete biến mất. Từ con người của đám đông, ông tuyệt vọng, hướng nội, không còn biết mình là ai hay mình muốn gì.

Từ câu chuyện của Pete, chuyên gia Kay nhắn nhủ tất cả khách hàng của mình gần tuổi về hưu hãy tìm ra mục đích khác ngoài công việc. Để trả lời câu hỏi "làm gì để cuộc đời còn lại không vô nghĩa", Kay đưa ra 7 bước sau:

Tự đánh giá về cuộc đời hiện tại bao gồm sức khỏe, tài chính, thú vui, các mối quan hệ cộng đồng, gia đình, học thức. Cái gì đang ổn và cái gì không?

Nhìn nhận mục tiêu và mức độ hài lòng hiện tại. Nói cách khác, bạn đang nhắm đến điều gì và bạn đang thiếu hụt điều gì?

Xác định những yếu tố gây stress nhất trong cuộc đời bạn. Đó có thể là sức khỏe, tài chính hoặc những mối quan hệ quan trọng. 

Dành thời gian xem xét mục đích lớn nhất của bạn nằm ở đâu. Ví dụ, một vài người thích học và biết chính xác mình muốn đọc sách gì khi rảnh. Số khác thích làm từ thiện, chính trị hoặc chăm sóc cháu chắt. Nếu chủ động lựa chọn thay vì bị động rơi vào vai trò mới, bạn sẽ dễ thành công hơn trong giai đoạn tiếp theo. 

Lập kế hoạch B. Trường hợp kế hoạch ban đầu không suôn sẻ, ví dụ như gia đình gặp vấn đề tài chính hoặc vấn đề sức khỏe khiến bạn không thể nghỉ hưu ở một hòn đảo xa xôi, kế hoạch dự phòng giúp bạn không bị hụt hẫng.  

Chắc chắn tài chính của bạn trong tầm kiểm soát. Không gì khiến chúng ta dễ hoảng loạn hơn việc thiếu hụt tiền nong.

Tiếp cận giai đoạn mới với tâm trí cởi mở. 

Nếu biết rõ mình đang ở đâu, khả năng của mình là gì và mình muốn có thêm những trải nghiệm nào, bạn sẽ đạt được hạnh phúc và hài lòng. 

"Hy vọng của tôi là các bạn tiếp tục mua chuối xanh và nhìn chúng chín, cùng với những trải nghiệm tuyệt vời phía trước", Kay nhắn nhủ.

Minh Trang (Theo Psychology Today)

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét