10 hành vi của trẻ cha mẹ nên lo lắng

Trẻ con dọa bỏ nhà đi, buôn chuyện, tỏ ra khó chịu khi nhận được món quà không như mong đợi... là những hành vi cha mẹ cần lưu tâm để tránh hậu quả đáng tiếc.

Khó khăn khi học mọi thứ

Theo nhà tâm lý học học đường Ann Logsdon (Mỹ), nếu con gặp khó khăn trong việc học những kỹ năng cơ bản, chúng có thể khiếm khuyết trong việc học tập. Phát hiện sớm là chìa khóa để ngăn chặn yếu điểm này. Bởi nếu con có được sự giúp đỡ cần thiết và được giáo viên chuyên biệt ở trường giúp đỡ, chúng sẽ sớm ổn.

Trẻ 'ngồi lê đôi mách'

Cần phân biệt giữa những chuyện phiếm vô hại và lời tán gẫu có hại. Dù trẻ ít khi nói linh tinh, nhưng nếu chúng đã cất lời, câu chuyện rất dễ lan truyền.

Phó giáo sư nghiên cứu tâm lý giáo dục tại Đại học Washington ở Seattle, Karin S. Frey, giải thích: "Trẻ em ở độ tuổi này nói chuyện phiếm để thử nghiệm xem chúng có quyền lực và ảnh hưởng như thế nào đối với người khác. Chúng cũng tin điều này sẽ giúp mình nổi tiếng hơn".

Cha mẹ cần giải thích cho con tại sao không nên như vậy. Hãy cảnh báo trẻ, khi "ngồi lê đôi mách", rất có thể người khác cũng đang nói xấu sau lưng con. Nếu không muốn đứa trẻ trở thành người buôn chuyện, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ giáo viên của con.

Tự làm hại mình

Cố ý tự làm hại bản thân (DSH) là hành vi một người tự gây tổn hại cho bản thân.

Nghiên cứu trên trang Psychiatric Times năm 2011 cho hay, nguyên nhân dẫn đến hành vi này là do trẻ trầm cảm quá mức, lòng tự trọng bị tổn thường, cảm giác vô vọng kéo dài, bốc đồng, là nạn nhân bắt nạt học đường, xung đột gia đình, nghèo đói hoặc lạm dụng.

Trẻ thường có xu hướng tự cấu véo, cào hoặc đấm. Thanh niên thiếu niên thì hay rạch tay.

Điều đầu tiên cha mẹ cần làm khi trẻ hành động như vậy là quan tâm con sát sao hơn. Sau đó, cần đưa trẻ đi trị liệu để giải tỏa cảm xúc tiêu cực.

Ảnh minh họa: Brightside.

Ảnh minh họa: Brightside.

Con dọa bỏ đi

Đây là hành vi cho thấy trẻ bị căng thẳng quá mức. Chúng chạy trốn để tránh bị sỉ nhục hoặc xấu hổ vì hành động sai trái. Nguyên nhân là do trẻ thường lý tưởng hóa việc bỏ khỏi nhà và tưởng tượng một cuộc sống đường phố đầy màu hồng.

Trong trường hợp này, cha mẹ nên nói chuyện với con, xây dựng mối quan hệ tin cậy để trẻ thoải mái chia sẻ.

Con mất ngủ ban đêm

Nếu trẻ từng ngủ ngon nhưng đột nhiên gián đoạn giấc ngủ hoặc không thể ngủ, bạn cần đặc biệt lưu tâm. Không phải con cố tình ngủ muộn hay mè nheo bố mẹ. Có thể chúng đang thấy mối đe dọa đang rình rập.

Cách tốt nhất là nên trò chuyện để tìm nguyên nhân sợ hãi và giúp trẻ vượt qua.

Trầm cảm

Đôi khi con bạn sẽ phải vật lộn với trầm cảm. Con nói những lời khiến bạn lo cho sự an toàn của chúng. Nếu trẻ nổi loạn và có hành vi không lành mạnh, có thể do ở trường, mối quan hệ với bạn bè của chúng đang khó khăn.

Những cảm xúc của trẻ cần được chấp nhận một cách nhẹ nhàng, không thúc ép. Nếu trẻ nói muốn tự làm hại mình, bạn đừng nên coi đó là lời nói suông. Hãy tìm sự trợ giúp của chuyên gia.

Trẻ ngừng chơi với bạn

Trẻ con cũng có những bất đồng và thường giải quyết khá nhanh. Tuy nhiên, khi lũ trẻ có tranh chấp, bạn đừng gọi ngay cho phụ huynh của bạn con. Hãy thử gợi ý cách giải quyết vấn đề cho trẻ. Ví dụ, cùng con thực hành nói lời xin lỗi để trẻ có thể học cách xin lỗi bạn nếu làm sai.

Ảnh minh họa: Brightside.

Ảnh minh họa: Brightside.

Nổi cơn tam bành

Đó có thể là do chúng đang vật lộn để đối phó với những cảm xúc không mong muốn như tức giận, buồn hoặc thất vọng. Một lý do khác khiến cơn giận dữ xảy ra là trẻ cố kiểm soát tình hình.

Phụ huynh hãy lùi lại một bước kiên nhẫn xem xét tình hình trước khi xử lý. Ví dụ, nếu con bạn luôn được mua một món đồ chơi khi vào cửa hàng nhưng sau đó thì không, trẻ sẽ nổi cơn thịnh nộ. Vì vậy, trước khi đi mua sắm, hãy giải thích với con chỉ vào mua đồ dùng thiết yếu, không phải đồ chơi.

Con vô ơn

Đôi khi trẻ thốt ra những lời rất thô lỗ và vô ơn. Trong tiệc sinh nhật, khi ai đó tặng quà, con không quan tâm, tỏ vẻ không vừa lòng. Nếu hiểu hành vi của chúng ảnh hưởng thế nào đến người khác, chúng sẽ biết đồng cảm hơn.

Hãy giúp trẻ nhận ra để có được món quà, người tặng tốn kém tiền bạc, thời gian như thế nào.

Con nói nhiều

Trẻ con thi thoảng cũng nói nhiều, nhưng nếu quá mức thì sẽ có vấn đề.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể do trẻ muốn tìm cách thu hút sự chú ý của cha mẹ. Chúng làm vậy khi thấy mình bị phớt lờ hoặc bị bỏ rơi.

Hãy quan tâm con hơn. Xây dựng kỷ luật để con tuân theo. Hãy nói với trẻ rằng con không được phép la hét hoặc cãi lại.

Nhật Minh (theo Brightside)

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét