Hôn nhân 'hai đầu'

Trung QuốcĐây là hình thức hôn nhân mới xuất hiện ở Giang Tô và Chiết Giang. Sau khi kết hôn, chồng và vợ ai vẫn ở nguyên nhà đó chứ không về sống chung.

Loại hình hôn nhân kỳ lạ này thường xuất hiện ở những gia đình mà người nam và nữ đều là con một. Cặp vợ chồng này sẽ sinh hai đứa con, đứa đầu tiên mang họ bố và chủ yếu do người đàn ông nuôi dưỡng. Đứa thứ hai mang họ mẹ và do người phụ nữ nuôi dưỡng. Trong các gia đình "hai đầu", không có khái niệm ông bà ngoại. Cả hai đứa bé đều gọi người sinh ra bố mẹ chúng là ông bà nội.

Hôn nhân 2 đầu là hình thức hôn nhân mới xuất hiện tại một số tỉnh phía Đông Trung Quốc. Ảnh minh họa.

"Hôn nhân 2 đầu" là hình thức hôn nhân mới xuất hiện tại một số tỉnh phía Đông Trung Quốc. Ảnh minh họa.

Tiểu Tây cùng chồng là Tiểu Tranh ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang đều là con một sinh sau năm 1985. Họ kết hôn năm 2016. Trước khi kết hôn, gia đình hai bên thống nhất cô dâu Tiểu Tây vẫn có thể sống ở nhà bố mẹ đẻ hoặc nhà chồng (nếu muốn) sau khi lấy chồng, chú rể Tiểu Tranh cũng được lựa chọn y như vậy. Hơn nữa, nếu cặp vợ chồng này sinh được 2 con, đứa đầu mang họ bố, còn đứa sau mang họ mẹ.

Với hình thức "hôn nhân hai đầu", người dân địa phương ở Chiết Giang quen gọi là "không đến không đi", "không vào không ra", "không gả không cưới", "hai nhà ghép lại". Sau khi kết hôn, nam và nữ vẫn phụ thuộc vào gia đình cha mẹ ruột.

Luật sư Dương Tuệ Lệ (Công ty luật Nặc Lực Á ở Chiết Giang) giải thích rằng sở dĩ nhiều cặp đôi chọn hình thức 'hôn nhân hai đầu' là do cuộc sống hiện đại hối hả. Các cặp vợ chồng trẻ vì quá bận rộn với công việc riêng, không có thời gian chăm sóc con cái nên họ dựa vào sự giúp đỡ của cha mẹ hai bên. "Một nguyên nhân nữa là do đều là con một nên khi ra ở riêng, các cặp đôi thể hiện rõ năng lực yếu kém trong việc xây dựng và duy trì một gia đình bền vững", ông Dương nói.

Giống như Tiểu Tây và Tiểu Tranh, các cặp vợ chồng đang duy trì hình thức "hôn nhân hai đầu" đều đến từ các vùng nông thôn của Giang Tô và Chiết Giang. "Hình thức hôn nhân này sẽ khiến gia đình chú rể không phải tốn nhiều tiền để mua quà cưới - vốn còn nặng nề ở các vùng quê Trung Quốc - và cô dâu cũng không phải trả của hồi môn, giảm gánh nặng kinh tế cho cả hai bên", ông Dương cho hay.

Vị luật sư này cũng cho biết, "hôn nhân hai đầu" đã loại bỏ khái niệm "độc thân và kết hôn" đã được định hình từ xa xưa. Tuy nhiên cha mẹ vẫn phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái, không thể nói con mang họ bên nào, bên kia được miễn nghĩa vụ liên quan.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng mô hình "hôn nhân hai đầu" không phù hợp với tiêu chuẩn truyền thống, áp đặt cho cả hai gia đình, phân định ranh giới giữa hôn nhân và vật chất.

"Việc duy trì tính độc lập ban đầu là tốt nhưng mức độ gắn bó giữa hai bên gia đình lâu dần sẽ yếu đi. Sự toàn vẹn của gia đình nhỏ cũng như tình cảm đôi bên chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng", Vũ Hồng, một tình nguyện viên của nhóm Bảo vệ quyền lợi và trợ giúp pháp lý thành phố Chiết Giang cho biết. Người này cũng cho hay, trong nhiều trường hợp hai vợ chồng của "hôn nhân hai đầu" xảy ra tranh chấp. Họ sẽ cự cãi về nhiều vấn đề như phân bố thời gian đồng đều cho hai bên gia đình. Thậm chí có chuyện yêu thương con mình nuôi hơn đứa con còn lại do nhà bên kia nuôi.

Lấy trường hợp của gia đình Tiểu Tây, Tiểu Tranh làm ví dụ. Cặp vợ chồng này gặp phải một rắc rối vào tết Thanh minh vừa qua, khi Tiểu Tranh không muốn đi tảo mộ cùng gia đình vợ. "Đó là việc của gia đình cô ấy, tại sao tôi phải đi?", chàng rể biện minh trong khi người vợ nói rằng: "Anh ta là con cái trong nhà, tảo mộ bên nào thì cũng phải như nhau".

Một số tranh cãi có thể hòa giải, nhưng nhiều trường hợp vì không có tiếng nói chung nên nhanh chóng ly hôn. Một lý do khác là nếu hai đứa trẻ sinh ra cùng một giới tính, đứa mang họ bố, đứa mang họ mẹ thì "không vấn đề gì". "Nhưng nếu một trai một gái, mà con trai mang họ mẹ thì chắc chắn gia đình nhà chồng sẽ cảm thấy khó chịu", bà Vũ Hồng- người từng giải quyết những rắc rối quanh "hôn nhân hai đầu" cho biết.

Một nhược điểm nữa được bà Vũ giải thích là trong một gia đình, hai anh em khác họ nhau sẽ gây ra tâm lý khó hòa nhập của cả hai. Nếu hai đứa trẻ có thời gian dài không cùng sống chung, chúng sẽ không có cảm giác của tình cảm ruột thịt.

Hôn nhân hai đầu loại bỏ khái niệm độc thân và kết hôn đã được định hình từ xa xưa. Tuy nhiên cha mẹ vẫn phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái. Ảnh minh họa.

"Hôn nhân hai đầu" loại bỏ khái niệm "độc thân và kết hôn" đã được định hình từ xa xưa. Tuy nhiên cha mẹ vẫn phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái. Ảnh minh họa.

Theo các nhà xã hội học Trung Quốc, hình thức "hôn nhân hai đầu" vẫn sẽ tiếp tục tồn tại trong xã hội nước này nhưng sẽ không phổ biến. Do chính sách hai con được chính phủ ban hành đang được áp dụng rộng rãi nên tương lai hiện tượng này ngày càng giảm xuống, thậm chí sẽ biến mất.

Trong khi đó nhiều người lại hy vọng rằng, "hôn nhân hai đầu" - mô hình mới đảm bảo quyền chủ động tuyệt đối của cả hai trong quan hệ hôn nhân - nên được nhân rộng.

"Hôn nhân hai đầu" khẳng định sự tự do cá nhân và hạn chế việc ly hôn do những mâu thuẫn gia đình. Rõ ràng cả đàn ông và phụ nữ đều bình đẳng, ai cũng có cơ hội được gần gũi, báo hiếu bố mẹ mình, vì thế nên được nhân rộng hơn", một độc giả bình luận.

Vy Trang (Theo sina)

Note: Changes to the Full-Text RSS free service

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét