Con gái 15 tuổi đạp xe 1.200 km đưa bố về nhà

Ấn ĐộÔng Mohan Paswan thất nghiệp vì Covid-19, gần như không thể đi lại nên cô bé Jyoti Kumari, 15 tuổi, con gái ông quyết định đạp xe đưa bố về nhà.

"Hãy để con đưa bố về nhà", Jyoti nói với bố trước khi nhảy lên chiếc xe đạp màu tím mua bằng những đồng tiền tiết kiệm cuối cùng của gia đình, bắt đầu hành trình gần 1.200 km.

Jyoti đèo bố gần 1.200 km. Ảnh: BBC.

Jyoti đèo bố gần 1.200 km. Ảnh: BBC.

Trong hai tháng Ấn Độ phong tỏa toàn quốc, hàng triệu lao động nhập cư và gia đình của họ phải rời khỏi các thành phố lớn. Tuyệt vọng và không một xu dính túi, họ tìm cách trở về quê nhà để tiếp tục sống sót.

"Quê nhà là mạng lưới xã hội an toàn của họ", Priya Deshingkar, giáo sư về nhập cư và phát triển tại Đại học Sussex (Anh) nhận định. Đó cũng là lý do Jyoti quyết tâm lên đường.

Mohan làm nghề lái xe tại Gurugram, thành phố gần New Dehli. Ngày 26/1, anh bị thương do tai nạn giao thông. Từ quê làng Sirhulli ở Bihar, một trong những bang nghèo nhất ở Ấn Độ, Jyoti lên chăm bố. Cách đây một năm, cô bé đã nghỉ học vì nhà không còn tiền.

Không thể làm việc, Mohan cạn tiền từ trước khi Ấn Độ phong tỏa toàn quốc. Sau lệnh phong tỏa, cuộc sống của hai bố con còn vất vả hơn. Chủ nhà đe dọa đuổi họ đi, sau khi cắt điện.

Nghe Jyoti trình bày kế hoạch, bố cô bé ban đầu không đồng ý. "Tôi bảo con rằng không phải là 4-5 km mà sẽ là 1.200 km", Mohan kể. 

Tuy nhiên, Jyoti tin rằng mình có thể đưa bố về an toàn và kiên trì thuyết phục ông. "Hồi ở làng, cháu đạp xe rất nhiều. Cứ khi nào bố về là cháu lại đèo ông đi khắp làng", cô bé nói. "Bố đối xử với cháu như một đứa con trai nên cháu nghĩ đây là điều một đứa con trai sẽ làm". 

Cuối cùng, Mohan chịu thua quyết tâm của con gái. Họ mua chiếc xe đạp giá 20 USD và lên đường ngày 8/5, Joyti cầm lái còn Mohan ngồi sau. 

Chiếc xe đạp màu tím giá 20 USD được bố con Jyoti mua bằng nhũng đồng tiền cuối cùng. Ảnh: BBC.

Chiếc xe đạp màu tím giá 20 USD được bố con Jyoti mua bằng nhũng đồng tiền cuối cùng. Ảnh: BBC.

Hai bố con không có nhiều thức ăn. Họ ngủ ở trạm xăng và sống nhờ lòng tốt của người lạ. Ngoài trừ một đoạn ngắn đi nhờ xe tải, mỗi ngày, Jyoti đạp gần 160 km. Đó không phải điều dễ dàng vì bố cô bé khá to lớn và còn đem theo túi hành lý. 

Thấy Jyoti đạp xe chở bố, một số người còn chế giễu. "Bố rất buồn khi nghe những lời đó nhưng cháu bảo bố đừng lo, họ không biết bố bị thương", cô bé nói.

Trong chuyến đi, Jyoti cũng liên tục động viên mẹ qua chiếc điện thoại đi mượn: "Mẹ đừng lo, con sẽ đưa bố về nhà an toàn".

21h tối ngày 17/5, hai bố con Jyoti trở về làng an toàn. Mohan vào trung tâm cách ly dành cho người lao động về từ thành phố còn Jyoti được mẹ xin cho tự cách ly ở nhà. Cô bé đã kiệt sức sau chuyến đi, chưa kể phải trả lời phỏng vấn báo chí.

Nhiều người lao động không thể về quê vì bị xe đâm hoặc kiệt sức trên đường đi. Trong bối cảnh ấy, câu chuyện của Jyoti khiến cô bé được truyền thông Ấn Độ ca ngợi là "trái tim dũng cảm". 

Sáng 21/5, Jyoti bất ngờ nhận được điện thoại của Onkar Singh, chủ tịch Liên đoàn Đạp xe Ấn Độ, mời vào đội tuyển quốc gia. 

"Cô bé có tài năng tuyệt vời", ông Singh nhận định. Liên đoàn Đạp xe Ấn Độ dự định đưa Jyoti đến New Delhi "bằng phương tiện nào đó thoải mái như tàu hỏa" để làm các bài kiểm tra.

Jyoti trả lời bằng chất giọng khàn khàn, nói như thì thầm vì vẫn thấm mệt: "Cháu rất vui, cháu thực sự muốn đi". 

Thu Nguyệt (Theo New York Times)

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét