Cha mẹ vô tình làm tổn thương con bằng câu đùa thô lỗ

Người cha sút, bắt bóng rất giỏi, còn đứa bé 4 tuổi lập bập giữ bóng trên tay nhỏ xíu khiến bố phì cười, nhạo bé "lăn" trên sân.

Trong gia đình, nếu bố mẹ thô lỗ lại có đứa con yếu đuối thì đó thực sự là sự bất hạnh của đứa trẻ, bởi trí thông minh cảm xúc (EQ) thấp của bố mẹ sẽ làm tổn thương trực tiếp tới bé.

Thực tế có không ít những hoàn cảnh như vậy. Ví dụ, người cha và con chơi bóng. Trong khi người cha sút bóng, bắt bóng rất giỏi, đứa bé 4 tuổi lần đầu cầm quả bóng to nên thấy rất khó khăn, bàn tay bé nhỏ xíu, không thể nào giữ chặt được quả bóng. Đôi chân bé còn yếu, chưa thể đá bóng đúng khung thành. Người cha nhìn con loay xoay với quả bóng, bèn bật cười, trêu con "Có quả bóng nhỏ cũng không đá được", rồi nhạo bé cũng "lăn" trên sân chẳng khác gì trái bóng, hay trêu con chân tay yếu ớt, khẳng khiu "như chân gà". Đứa bé bị cha chọc tức òa lên khóc và chạy về phía mẹ, nói rằng nó không muốn chơi nữa, là do bố trêu nó.

Ảnh: healthhub.

Ảnh: healthhub.

Tình huống này vốn không hiếm gặp trong các gia đình. Cha của đứa bé là người thích đùa, thích hài hước, mọi thứ trong mắt anh ta mang tính giải trí.  Những câu bông đùa của người cha vốn không chỉ là dành riêng cho đứa trẻ, anh có lúc trêu ghẹo mẹ đứa bé béo mũm mĩm "như bánh bao", trêu người hàng xóm gầy gò "như cái que"... Tuy nhiên, trong ứng xử với đứa trẻ, câu đùa của người cha vô tình chạm vào trái tim đứa trẻ nhạy cảm, dẫn đến làm bé khó chịu.

Sự hài hước của đàn ông thường là "điểm cộng" trong tính cách, nhưng không hẳn lúc nào cũng mang lại tác dụng tích cực. Sự hài hước ở một thời điểm phù hợp có thể giúp điều chỉnh bầu không khí, giúp xua đi sự bực bội, tuy nhiên với điều kiện tiên quyết là người nghe chấp nhận được, thay vì cảm giác xấu hổ, tức giận. Đặc biệt, trẻ em với tâm hồn ngây thơ, non nớt càng dễ bị tổn thương, tự ái, thì những câu bông đùa càng phải thận trọng và tinh tế hơn.

Trong quá trình nuôi dạy, cần lắng nghe cảm nhận của trẻ, bởi đơn giản là cảm nhận về "sự hài hước" của trẻ và người lớn là không giống nhau. Những câu đùa vui không tinh tế có thể gây ra những hậu quả khó nhận thấy, nhưng ảnh hưởng lâu dài tới tâm lý đứa bé, dẫn đến ba hậu quả:

1. Trẻ thiếu sự tự tin

Sự ghi nhận và khẳng định của cha mẹ nuôi dưỡng sự tự tin của trẻ, đó là môi trường an toàn tuyệt đối, nơi trẻ có thể tìm hiểu và khám phá thế mạnh của chính mình. Nếu không có được điều này, trẻ mất tự tin mãi mãi ở một số khía cạnh. Ví dụ, nếu trẻ cất tiếng hát bi bô khi còn nhỏ, nhưng bố mẹ lại có những câu trêu ghẹo con như "chú ếch kêu ồm ộp" hay "ca sĩ Chaien", khiến trẻ ngại ngùng, bé sẽ tự ti, và rồi không dám thể hiện sau đó.

2. Trẻ thiếu đi sự tập trung

Khi trẻ quan tâm quá mức đến phản hồi của cha mẹ và chỉ chăm chăm nhắm tới phản ứng của người lớn, bé sẽ thiếu đi sự tập trung tới công việc chính. Trẻ thậm chí quên phần thể hiện của bản thân, chỉ vì mải nghĩ tới việc bố mẹ sẽ chê mình, không đánh giá cao mình, tâm lý luôn bị phân chia như vậy dần dần sẽ khiến bé đánh mất sự tập trung cần thiết.

3. Trẻ thiếu sự can đảm

Khi cha mẹ hay người lớn lấy trẻ ra làm trò đùa vui, tâm trạng đứa trẻ sẽ không vui, chúng thấy xấu hổ, bẽ mặt, từ đó sẽ không dám tự tin, can đảm thử những điều mới mẻ. Năng lượng tiêu cực: sự bướng bỉnh, sự thiếu tự tin sẽ khiến trẻ càng thụt lùi.

Trong bất cứ câu bông đùa, trêu chọc nào, người lớn cần phải lưu ý tâm tính, tâm sinh lý của con, thay vì để câu bông đùa tưởng chừng vô hại làm ảnh hưởng và chọc giận con mình.

Thùy Linh (Theo Sina)

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét