Hàng trăm mối nối biến cây quất cảnh thành bình hoa khổng lồ

Theo anh Trần Thái Hưng (33 tuổi), ở thôn Phi Liệt (xã Liên Nghĩa, Văn Giang, Hưng Yên), có khoảng 3 nhà vườn đang thực hiện gò gần 300 cây quất thành hình dáng lộc bình. Xuất hiện vào dịp Tết năm ngoái, năm nay loại cây này đã có tiếng và được trồng nhiều hơn.

Mẫu cây này được thiết kế hình dáng như những bình hoa cổ trụ to lớn. Quả quất căng mọng, chen chúc, lá cây có màu sắc tươi tốt, không bị rơi rụng nhiều. 

Vườn của anh Hưng hiện tại có khoảng 90 cây quất lộc bình. Ảnh:Trọng Nghĩa.

Vườn của anh Hưng hiện tại có khoảng 90 cây quất lộc bình. Ảnh:Trọng Nghĩa.

Ông Đặng Văn Minh (56 tuổi, thôn Phi Liệt) - một người chuyên tạo dáng cho quất - cho biết, hiện tại cả xã Liên Nghĩa có khoảng 10 người làm được quất lộc bình. "Chỉ mất chừng 8 tiếng là gò được một cây thành bình hoa, nhưng người thợ phải có thâm niên chục năm trong nghề mới làm được", ông Minh nói.

Cây được chọn làm bình cao khoảng 1,8 m, được tạo dáng từ hàng trăm khớp nối và uốn. Chỉ cần hơi lệch tay, cành sẽ bị gãy, mất thêm vài tuần để làm lại chi tiết ở vị trí đó. Lấy thân cây làm tâm điểm, những nhành quất sẽ được uốn cong để ôm vào tâm. Từ đó, cây sẽ có hình trụ tròn, nghệ nhân chỉ cần tỉa theo hình mong muốn.

"Vì cây được ôm gọn, chỉ có bề ngang khoảng 0,8 m, nên không chiếm nhiều diện tích như cây quất thường, không có những chùm cây lòng thòng, gây khó chịu", ông Minh nói thêm.

Tác phẩm có chiều cao 1,8 met và rộng 0,8 met. Ảnh: Trọng Nghĩa. 

Tác phẩm có chiều cao 1,8 m và rộng 0,8 m. Ảnh: Trọng Nghĩa.

Dù công đoạn gò thành dáng lộc bình chỉ mất khoảng một ngày, nhưng để trồng được một cây quất đạt chuẩn chiều cao và tán lá phải mất đến 4 năm. Theo anh Hưng, không khó để tìm được một cây quất giống trong làng, nhưng cái khó là nuôi làm sao cho cây bám rễ. Dinh dưỡng cho cây, ngoài lớp phân còn có lớp đậu tương được nghiền nhỏ để kích thích cây hấp thu. Người trồng quất, đặc biệt là trồng cây to để tạo dáng lộc bình, phải đậy kín để ánh nắng không chạm vào rễ, mưa to không xối đất. 

"Trong thời gian đó, chỉ cần rễ cây gặp nắng hay ngập nước quá nhiều, coi như công cốc", anh Hưng cho biết.

Để tạo thành hình dáng lộc bình, nghệ nhân cây cảnh phải thực hiện hàng trăm mấu nối (khoanh đỏ). Ảnh: Trọng Nghĩa.

Để tạo thành hình dáng lộc bình, nghệ nhân cây cảnh phải thực hiện hàng trăm mấu nối (khoanh đỏ). Ảnh: Trọng Nghĩa.

Để cây luôn giữ được dáng, người ta phải tỉa thường xuyên. Với 90 cây quất lộc bình, anh Hưng mất đến 15 ngày mới xong một đợt tỉa cây.

Vì hình dáng khác biệt, khi vận chuyển, cây phải để cách xa nhau để tránh làm hỏng các khớp nối. Hiện tại, một nửa vườn quất lộc bình của anh Hưng đã có người đặt, đa số khách ở Hà Nội. Khách thường mua trọn một đôi với giá khoảng 4 triệu đồng. 

"Quất dáng bình hoa này đẹp và giá cả vừa phải. Ở Hà Nội, tôi mua một cây quất cao như vậy đã gần hai triệu rồi", anh Trần Văn Nam (40 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội), một khách hàng, cho biết.

Trọng Nghĩa

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét