Nỗi lo mất nghề của người giữ lửa đúc đồng Sài Gòn

Ông Hai Thắng sợ rằng đất An Hội chẳng thể gọi là làng đúc lư đồng, khi chỉ còn 4-5 lò đỏ lửa, con cháu cũng chưa chắc theo nghề.

"Có thiên tư" là phẩm chất mà người bác ruột, cũng là người thầy trong nghề từng nhận xét khi chàng trai Trần Văn Thắng đến với công việc đúc lư đồng hơn 50 năm về trước. Ở tuổi 71, người đàn ông Sài Gòn cho rằng niềm tin đó có lẽ là động lực giúp ông và gia đình vượt qua nhiều giông bão để giữ lửa lò đúc không tắt suốt từ năm 1966 đến nay.

Nằm cách trung tâm TP HCM khoảng 40 phút đi xe, cơ sở lư đồng Hai Thắng nằm giữa làng An Hội xưa (nay là phường 12, quận Gò Vấp), nơi từng có 30-40 xưởng đúc hoạt động. Làng nghề từng cung cấp đồ đồng thờ cúng cho cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long những năm 60 của thế kỷ trước đã trải qua nhiều biến động của thời cuộc, đến nay chỉ còn 4-5 xưởng hoạt động.

Nếu như những năm trước giải phóng, khó khăn lớn nhất của cơ sở là "thầy thợ", khi thanh niên đến tuổi lao động đều phải đi lính, thì sau ngày thống nhất, nguyên liệu và thị trường là những trở ngại khiến làng nghề điêu đứng. Ông cùng bà xã xoay sở đủ nghề, từ nuôi bò sữa, nuôi heo đến làm rẫy để vừa nuôi sống gia đình, vừa có tiền giữ thợ, giữ lửa lò nung không tắt.

Việc kinh doanh khởi sắc trở lại với gia đình ông Hai Thắng cũng như những lò đúc còn giữ được nghề trong khoảng 15 năm trở lại đây. Không chỉ khách hàng miền Tây, khách Sài Gòn mà cả người ngoài Bắc, thậm chí khách nước ngoài cũng biết đến xưởng lư, tìm đến mua hoặc đặt hàng qua mạng.

Với kinh nghiệm đúc kết hơn nửa thế kỷ, ông Trần Văn Thắng luôn tự hào rằng "nước" đồng mình làm ra tuy không bóng sáng như các sản phẩm công nghiệp bây giờ, song hầu như không bị xỉn màu theo thời gian, càng để lâu càng đẹp. Mỗi tháng đôi lần đốt lò, cơ sở của ông hiện có thể lo đủ công ăn việc làm cho 10-20 thợ với thu nhập đều đặn trên chục triệu đồng. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông cũng để ra được khoảng 0,7-1 tỷ đồng.

Nhưng khi đầu ra không còn là trở ngại thì nỗi sợ mất nghề vẫn hiển hiện với người đàn ông vốn luôn mang trên vai một gánh nặng giữ nghiệp làm lư. 6 người con của ông giờ chỉ còn 2 người làm nghề, song cũng chưa chắc có thể tiếp tục gia nghiệp một khi ông khuất núi.

Nỗi lo khiến người thợ già nhiều đêm mất ngủ. Ông cho biết có bao nhiều tinh hoa, kinh nghiệm tích lũy được sau mấy chục năm đều đã truyền lại cho con.

Chị Trần Thị Thu Sương là một trong 2 người con còn theo nghề ông Hai Thắng và đang là người trực tiếp điều hành xưởng lư. Chị Sương cho biết rất cảm kích trước tình yêu nghề của cha. "Tôi rất muốn cùng chú út nối nghiệp, song là phụ nữ, nhiều chuyện một mình tôi không quyết được", chị Sương tâm sự.

Đúc lư vốn là một nghề đòi hỏi diện tích sản xuất không nhỏ. Cơ sở của gia đình ông Hai Thắng hiện có diện tích hơn 1.000 m2 nhưng cũng đứng trước nguy cơ bị thu hẹp bởi quá trình đô thị hóa tại TP HCM.

Cách sản xuất theo công nghệ cũ cũng khá thủ công, bụi bặm nên khó thu hút lao động trẻ.

Đa số lao động trong xưởng đúc là những người đã đứng tuổi, ở ngay tại địa phương như chị Nguyễn Thị Ngọc.

Hoặc như ông Tèo, một công nhân làm việc tại xưởng ông Thắng hơn 20 năm nay. Bản thân ông cũng lo lắng không biết xưởng đúc sẽ ra sao nếu không còn ông Hai Thắng.

Dù đã ngoài 70, người chủ xưởng vẫn làm việc hàng ngày. Ông Thắng thường tự đi xe máy vào trung tâm thành phố để giao dịch với khách hàng cùng với niềm trăn trở liệu một ngày nào đó, con cháu sẽ thay mình nối nghiệp cha ông.

Nỗi lo mất nghề của người giữ lửa đúc đồng Sài Gòn

Ông Hai Thắng kể về nghề.

Thanh Minh

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét