Khu mộ cổ như dinh thự của gia tộc miền Tây

Quần thể mộ cổ của gia tộc họ Trần toạ lạc tại xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ rộng 1.000 m2, với cổng vào uy nghiêm, tường rào bao bọc xung quanh.

Cung điện Mộ cổ hơn trăm tuổi tại miền Tây

Bên trong khuôn viên có 3 ngôi mộ cổ hơn 100 năm và nhiều mộ khác của những người trong gia tộc. Mỗi ngôi mộ như một "dinh cơ" riêng, có mái che kiên cố, thấm màu thời gian nhưng những nét trang trí, hoa văn vẫn còn rõ nét.

Ông Trần Thanh Hùng (57 tuổi) - cháu đời thứ năm, người đang trông giữ nơi đây - cho biết, ngôi mộ lớn nhất nằm ở chính diện cổng vào (diện tích khoảng 24m 2, trần cao 5 m) là của cụ tổ Trần Để hay còn gọi Trần Bang Tới. Bên phải là của vợ lớn, bên trái là vợ nhỏ của cụ. "Mộ của hai bà vợ lùi vào trong vài tấc và nhỏ hơn mộ ông chút xíu. Tất cả bia đặt phía trên đầu mộ đều được làm bằng đá cẩm thạch và khắc chữ" - ông Hùng nói.

Mộ cụ Trần Bang Tới nằm giữa, hai bên là mộ hai bà vợ. Ảnh: Cửu Long

Mộ cụ Trần Bang Tới nằm giữa, hai bên là mộ hai bà vợ. Ảnh: Cửu Long.

Theo ông Hùng, cụ tổ Trần Để từ Phúc Kiến (Trung Quốc) sang Việt Nam sinh sống. Sau thời gian buôn bán, kiếm được nhiều tiền, ông xây nhà, khai hoang, mua đất và trở thành một trong những người giàu nhất vùng đất Tây Đô thời Pháp thuộc.

Người vợ đầu của ông tổ không có con trai. Muốn có người nối dõi, nên bà tổ đích thân lựa chọn và cưới về cho ông một cô gái địa phương làm vợ nhỏ và có 8 người con.

Người cháu đời thứ năm nói trước đây bia và mộ được  

Người cháu đời thứ năm nói trước đây mộ được làm bằng đá cẩm thạch nhưng thời chiến tranh đã bị trộm cạy lấy mất, sau này con cháu sửa lại mộ bằng xi măng. Ảnh: Cửu Long.   

Khu mộ có từ năm 1846. Cụ Trần Bang Tới mất khi công trình đang xây dựng; thi thể của ông được ướp và để 3 tháng 10 ngày. Người con trai thứ năm của ông tiếp tục phần việc này, chôn cụ đúng theo ý nguyện. Sau đó, hai bà vợ lần lượt qua đời, được lập mộ hai bên.

Trong khuôn viên còn hai ngôi mộ khác cũng mang phong cách kiến trúc Pháp. Đó là mộ của đôi vợ chồng người con thứ bảy của cụ Tới. Người này đi du học từ Pháp về rồi tự thiết kế phần mộ cho mình và phu nhân.

Hơn 100 năm qua, nhiều vị trí trong khu mộ đã bị hư hỏng nhẹ, rêu phong đóng phía ngoài. Ông Hùng cho biết đã thay gạch ở ngôi mộ của bà vợ nhỏ cụ tổ, vì bị dột nước dẫn đến bong tróc, hư hỏng. Phần còn lại vẫn còn giữ nguyên trạng.

Trãi qua gần 200 năm, song nhiều hoa văn, hoạ tiết trên trần khu mộ còn rất đẹp và rõ nét. Ảnh: Cửu Long 

Trải qua gần 200 năm, song nhiều hoa văn, hoạ tiết trên trần khu mộ còn rất đẹp và rõ nét. Ảnh: Cửu Long.

"Hiện tôi chỉ trông giữ chứ không có khả năng trùng tu", ông Hùng nói.

Ông Nguyễn Thanh Vũ, bí thư Đảng uỷ xã Tân Thới cho biết, khu mộ cổ quy mô này rất lâu năm và là độc nhất ở địa phương với kiến trúc độc đáo. Qua thời gian dài, hiện nay ít người biết về nó, trong đó có lý do không nhiều người đọc được chữ ở các bia và trong khuôn viên mộ.

Cửu Long

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét