Anh Trần Hữu Long (Mộc Châu - Sơn La) làm nghề tài xế, tích góp vay mượn mãi mua được một chiếc xe bán tải nhỏ để chở hàng. Quý như "vợ hai", hàng năm anh đều cẩn thận mua bảo hiểm cho chiếc xe. Đợt đầu năm, trong lúc chở hàng xa trên miền núi gặp phải sương mù, không may xảy ra tai nạn nghiêm trọng khiến xe hỏng còn anh Long ra đi mãi mãi. Gia đình anh với ba đứa con thơ dại bỗng mất đi trụ cột, không nơi nương tựa, không một khoản tiền chu cấp.
Đồng cảnh ngộ là gia đình chị Nguyễn Thị Thủy (Thái Thụy - Thái Bình) cũng không may mắn mất đi người chồng, người cha là lao động chính trong gia đình sau một tai nạn đột ngột. Vốn là người hay lo xa, nên khi thấy nghề nghiệp của chồng thường xuyên phải di chuyển liên tục, rủi ro lớn, chị Thủy đã mua bảo hiểm nhân thọ cho anh và cả gia đình. Số tiền đóng chỉ 10 triệu một năm, đóng được gần 5 năm thì anh không may gặp tai nạn. Gia đình chị được đơn vị bảo hiểm bồi thường với mức hơn 600 triệu đồng. Vì vậy, ngay thời điểm anh mất cũng là lúc hai con trai đứa chuẩn bị vào đại học, đứa vào cấp ba nhưng chị Thủy vẫn đảm bảo được tài chính để chăm lo sinh hoạt và tương lai học hành cho các con.
Người Việt cần có tư duy chủ động dự phòng rủi để bảo vệ gia đình mình. |
Tại Việt Nam, việc người dân chỉ chú trọng tới những tài sản như xe cộ, nhà cửa mà quên đi bảo vệ thứ quan trọng nhất là bản thân và gia đình không hề ít. Vì vậy dẫn tới tình trạng xe được mua bảo hiểm nhưng người thì không.
Còn ở các nước tiên tiến, nơi bảo hiểm nhân thọ có từ lâu đời, trung bình mỗi người dân có ít nhất 2 hợp đồng bảo hiểm. Đặc biệt ở Mỹ, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ trên 90% (theo tạp chí Time năm 2015). Người dân tham gia loại hình này như một cách để có sẵn nguồn tài chính đối phó với các rủi ro không may gặp phải trong tương lai, như là cách để bảo vệ bản thân và gia đình.
Vụ khủng bố xảy ra ngày 11/9/2001 tại New York, Mỹ là một trong những vụ việc được bảo hiểm lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Hơn 40 tỷ USD chi trả cho gián đoạn kinh doanh, thiệt hại tài sản, nhân mạng và nhiều trường hợp khác.
Không chỉ ở Mỹ, nhiều nước châu Âu hay Hàn Quốc, Nhật Bản, người dân luôn có ý thức bảo vệ mình, bằng cách hàng tháng trích ra một khoản tiền để mua bảo hiểm.
Kinh tế phát triển, chất lượng đời sống cũng không ngừng được nâng cao, nhưng không thể tránh khỏi những rủi ro không may xảy đến. Lúc này, không phải ai cũng có sẵn nguồn lực tài chính cũng như tinh thần để đối phó với nó. Đó chính là lý do mà người dân ở các nước phát triển rất quan tâm đến việc chọn mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Việc mua bảo hiểm cũng như "của để dành", giúp người mua có thể đề phòng những rủi ro bất trắc xảy ra trong cuộc sống.
Duy trì thói quen tích lũy thông qua bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp bạn không bị động khi rủi ro xảy đến. |
Theo ông Ngô Trung Dũng - Phó tổng thư ký phụ trách Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, hiện nay ngành bảo hiểm nhân thọ có 350 gói sản phẩm đáp ứng mọi đối tượng. Việc mua bảo hiểm nhân thọ sẽ tạo ra thói quen tích lũy, hàng tháng có thể trích ra 100.000 đồng hay 200.000 đồng tùy điều kiện để có thể bảo vệ mình và gia đình mình.
"Ví dụ không may người trụ cột chính trong gia đình gặp phải tai nạn, nếu đã mua bảo hiểm thì họ sẽ có cơ hội được thanh toán hay đền bù phần nào rủi ro mình gặp phải và con em họ cũng nhẹ bớt phần nào gánh nặng. Có thể mua với số tiền thấp, tùy theo nhu cầu của mình và quan niệm người giàu có mới mua bảo hiểm là quan niệm sai lầm", chuyên gia này nhấn mạnh.
Minh Trí
0 nhận xét:
Đăng nhận xét