'Thu nhập bình quân của nhóm Millenials ở mức 6,23 triệu một tháng'

PGS.TS. Giang Thanh Long - đại diện Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) - chia sẻ chủ đề "Già hóa dân số ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số vấn đề an sinh thu nhập".

Diễn giả dẫn chứng Tổng điều tra dân số nhà ở năm 2009 và 2019 khi trình bày vấn đề giá hóa dân số (60 tuổi trở lên). Tổng dân số tăng từ 85,85 triệu (2009) lên 96,21 triệu (2019). Dân số ở các nhóm tuổi đều tăng lên, nhất là tỷ lệ già hóa.

hoithao-7-3636-1669689373.jpg

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Giang Thanh Long trình bày chủ đề "Già hóa dân số ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số vấn đề an sinh thu nhập". Ảnh: Thanh Tùng

"Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ già hóa dân số nhanh nhất thế giới", ông Long nhấn mạnh. Cụ thể, năm 2009, Việt Nam có khoảng 7,45 triệu người cao tuổi, tăng 11,4 triệu vào năm 2019. Đến 2021 là 12,58 triệu người. Diễn giả nhấn mạnh trong giai đoạn 2019-2021, dân số cao tuổi tăng cao, chiếm 56,52% tổng dân số tăng thêm.

Theo ông Thanh Long, 10 tỉnh ghi nhận tỷ lệ già hóa tăng cao vì tỷ suất sinh giảm, đối mặt tình trạng di cư, trong đó có Thái Bình, Bến Tre, Vĩnh Long, Hà Nam, Nam Định, Tiền Giang, Hải Dương, Bạc Liêu, Hậu Giang, Hải Phòng. "Tỷ lệ người cao tuổi sống ở đô thị tăng lên theo thời gian ở tất cả các nhóm tuổi. Điều thú vị, đáng chú ý là tỷ lệ cao niên sống ở nông thôn ngày càng tăng cao", ông nói.

Chuyên gia cũng trình bày dự báo tỷ lệ dân số cao tuổi (60+ hoặc 65+) giai đoạn 2019-2069. Theo đó, Việt Nam có dân số trong giai đoạn già hóa (aging) cùng lúc với "cơ cấu dân số vàng" cho tới năm 2036, sau đó dân số bước vào giai đoạn già (aged) ngay khi cơ cấu này gần kết thúc (năm 2039).

Trong bài phát biểu, ông Long cũng nói đến các nguồn thu nhập chính của người cao tuổi trong một năm qua. Trong đó, có gần 50% không có bất kỳ khoản an sinh thu nhập nào.

Các nguồn thu nhập chính của Người cao tuổi trong 12 tháng qua. Nguồn: Bộ Y tế và các tổ chức (2021) - Điều tra NCT & BHYT 2019

Các nguồn thu nhập chính của người cao tuổi trong 12 tháng qua. Nguồn: Bộ Y tế và các tổ chức (2021) - Điều tra NCT & BHYT 2019

Theo Báo cáo Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống về già (năm 2019), chỉ có 37,42% đối tượng nghiên cứu đang tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), trong đó tỷ lệ nữ giới và người dân khu vực thành thị cao hơn so với nam giới và người ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện ở nông thôn cao gần gấp đôi so với thành thị

Ngoài ra, có khoảng 21,54% đã tham gia bảo hiểm nhân thọ (BHNT). Khu vực thành thị tham gia cao gần gấp ba lần ông thôn. Trong số những người chưa tham gia loại hình bảo hiểm này, nguyên nhân chủ yếu là tài chính chưa đủ, chưa quan tâm hoặc không tin tưởng.

Ở phần cuối, chuyên gia nhấn mạnh thách thức với BHXH là "Khoảng giữa mất tích" còn mênh mông.

Theo đó, BHXH tự nguyện chỉ có chế độ hưởng dài hạn (hưu trí và tử tuất) nên lao động bị mất việc do Covid-19 không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Các khoản trợ giúp từ Nghị quyết 42/2020 và 68/2021 đến với lao động phi chính thức chậm vì họ là nhóm đối tượng khó xác định. Bên cạnh đó, rút BHXH một lần là thách thức lớn trong dài hạn.

Adblock test (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts ×

0 nhận xét:

Đăng nhận xét