Nếu bỏ qua yếu tố kỹ thuật, kim sa là màu sắc bắt mắt, thu hút bởi nó có tính bình dân, chân thực. Lớn lên giữa vùng thôn quê, những buổi chiều đã xong việc nhà, việc học, Lý Ngọc Minh lại cùng đám trẻ trong xóm thả diều, bắt cá, chạy theo những chú trâu trong làng. Hình ảnh về trâu cứ thế in sâu vào trong tâm trí, nên ông mới có thể nắn ra một bức tượng, nhìn vào là thấy được cảm xúc, sự thân thương.
Cũng như những công trình khác mà hãng gốm sứ đã làm ra, cả năm bức tượng đều gắn liền với triết lý kinh doanh bốn không - bốn có (không thời gian, không biên giới, không giới tính, không tuổi tác và có văn hóa, có nghệ thuật, có phong cách riêng, có hồn).
Vẻ đẹp thuần khiết của chú trâu, khi nắn dưới hình hài truyền thống hay hiện đại, vẫn mang tính lâu dài. Trưng trên kệ một năm hay một thập kỷ, ngắm lại vẫn thấy đẹp, chứ không thỏa mãn chốc lát rồi gây chán mắt. Trâu ở Việt Nam tạo sự thích thú mà ra phương Tây cũng khiến nhiều người yêu mến, bởi nghệ thuật hàm chứa bên trong được khắc họa với ngôn ngữ hình ảnh súc tích, phóng khoáng. Tượng linh vật 2021 cũng không dành cho riêng một cá nhân nào đó, dù là giàu - nghèo, nam - nữ, già - trẻ. Chú trâu chỉ là bức tượng, nhưng lại đầy sống động, có cá tính và ngôn ngữ riêng. Bởi ngoài cái đẹp ở đường nét bên ngoài, người nghệ nhân cao tay còn thổi vào đó phần hồn, tức văn hóa cho bức tượng.
Sự nhạy cảm của ông Lý Ngọc Minh với nghề, được ví như con dao, mỗi ngày thêm bén, thêm sắc sảo. Hòn đá cầm lên biết nó chảy ở nhiệt độ nào, hàm lượng khoáng chất ít nhất 70-80% hay thậm chí 90%. Có thế, mỗi lần Minh Long ra lò một sản phẩm, người khác mới phải ngạc nhiên, yêu thích.
Vậy nên, bán được ít hay nhiều, lãi hay lỗ, vốn chẳng phải là điều mà người đứng đầu Minh Long bận tâm nhất, dù mọi người vẫn gọi ông là người nghệ nhân kiêm doanh nhân. Bởi tinh thần cốt lõi nhất mà hãng gốm sứ này luôn kiên trì trong những năm qua, chính là:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét