Vì sao trẻ muốn tổn thương người khác

Các nhà trị liệu tâm lý chẳng lạ gì những đứa trẻ giận dữ. Nhiều trường hợp thậm chí muốn làm tổn thương người khác.

"Chúng sử dụng các từ ngữ như 'cháu muốn đánh họ', 'cháu ghét họ'", tiến sĩ Nanette Burton Mongelluzzo ở Đại học Southern New Hampshire (Anh) cho biết.

Đã làm việc trong lĩnh vực tâm lý hơn 40 năm, tiến sĩ Mongelluzzo đã gặp nhiều đứa trẻ giận dữ. Chúng nói tục, ném ghế, đấm đá và sau khi rời phòng trị liệu thì lao ra đường hoặc chạy thẳng vào khu rừng gần đó. Có những đứa trẻ tuổi mẫu giáo phải đi khám tâm lý sau khi bị đuổi học vì muôn vàn lý do như đánh nhau, nói tục, xúc phạm giáo viên và bạn bè.

Hành vi, lời nói của những đứa trẻ giận dữ khiến tiến sĩ Mongelluzzo sốc. Mặt khác, bà cũng tự hỏi liệu vì sao chúng giận dữ đến vậy và liệu cơn giận ấy đã tồn tại lâu chưa.

Có nhiều lý do khiến đứa trẻ chuyển tập hợp cảm xúc của mình thành cơn giận và mong muốn tấn công người khác.

"Cảm xúc giống như màu sắc", tiến sĩ Mongelluzzo nhận định. Chúng ta có những màu cơ bản như đỏ, vàng, xanh lá và xanh dương. Khi pha với nhau, các màu cơ bản này sẽ tạo ra những màu khác như nâu, hồng, xanh bơ. Cảm xúc cũng như vậy. Các cảm xúc cơ bản bao gồm giận dữ, sợ hãi, vui vẻ, hạnh phúc và buồn bã. Con người hay bộc lộ sự giận dữ giải tỏa những cảm xúc thứ cấp liên quan đến nó như thất vọng, bối rối hoặc các cảm xúc cơ bản khác như sợ hãi, buồn bã.

Bên cạnh đó, trước khi giận dữ, đứa trẻ đã chứng kiến xã hội sử dụng cảm xúc này như một "phương thuốc". Ví dụ, trẻ nhìn thấy những cơn giận ở nhà và trường học đến từ thầy cô, bạn bè, chương trình truyền hình, phim ảnh, sách truyện và trò chơi điện tử. Chúng cũng nhìn thấy cơn giận trên các bản tin thời sự, ở cửa hàng tạp hóa hoặc trang bìa tạp chí.

"Sự giận dữ và bạo lực xuất hiện khắp nơi còn trẻ em thì bối rối", tiến sĩ Mongelluzzo nói.

Vì còn nhỏ, đứa trẻ chỉ có thể "dịch" những gì chúng nhìn thấy theo nghĩa đen. Bố mẹ giận dữ có nghĩa là cảm xúc này được chấp nhận. Sự giận dữ trên tivi, các phương tiện truyền thông hay từ thầy cô, y bác sĩ và những người lớn khác cũng đem tới thông điệp tương tự. Dần dần, trẻ học được rằng cách giải tỏa đầu tiên và tốt nhất là nổi giận.

Ảnh: Teerapon.

Ảnh: Teerapon.

Người muốn làm tổn thương người khác cũng có thể làm hại bản thân và mặt trái của cơn giận chính là trầm cảm. Tiến sĩ Mongelluzzo phát hiện những đứa trẻ giận dữ thực ra đều buồn bã, bối rối, thất vọng và cô đơn. Chúng thường phải chịu đựng cảm giác mất mát nhưng không ai hay biết. Chúng cũng chẳng có ai ở bên để trò chuyện một cách chân thành. Bố mẹ hay nghĩ rằng thể dục thể thao giúp con phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc song nó không thể thay thế việc đi chơi và tâm sự với trẻ về cuộc sống.

Trong bối cảnh đại dịch, số trẻ giận dữ và nói muốn tổn thương người khác có xu hướng tăng lên. Thực tế, chẳng đứa trẻ nào muốn cảm thấy như vậy và bố mẹ cần gần gũi với con hơn để dạy chúng cách xử lý cảm xúc.

"Thời thế thay đổi, sự căng thẳng thay đổi và cách nuôi dạy con cái cũng thay đổi", tiến sĩ Mongelluzzo nói. "Bố mẹ cần tìm thời gian để ở bên trẻ. Thiếu 'bộ điều khiển tâm trạng' phù hợp, đứa trẻ sẽ tìm đến tivi, trò chơi điện tử, nhà một người bạn hoặc Internet. Đó đều là những lựa chọn thay thế không tốt bởi cả bố mẹ lẫn con cái sẽ rời xa nhau".

Thu Nguyệt (Theo Psychology Today)

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét