Nếu yêu một người tồi tệ, nói xin lỗi khi không cần thiết hay luôn day dứt với sai lầm trong quá khứ.... thì rất có thể bạn đang không đối tốt với chính bản thân mình.
Bạn thấy tồi tệ khi dành thời gian cho chính mình
Điều này có thể do bạn tin mình không xứng đáng hoặc nghĩ đặt lợi ích của mình lên hàng đầu là sai hoặc ích kỷ. Nhưng bạn có biết khi quan tâm đến mình sẽ giúp củng cố trí não rằng bạn xứng đáng được yêu thương vô điều kiện?
Hãy chủ động chăm sóc cơ thể mình bằng cách nghỉ ngơi hoặc chợp mắt nếu thấy cần thiết. Đọc một cuốn sách thư giãn trong 30 phút giống như bạn rút phích cắm, để cho não được nghỉ ngơi.
Hãy yêu thương bản thân bằng cách ăn thực phẩm dinh dưỡng và tập thể dục. Thêm vào đó, nên thiết lập ranh giới với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp - học cách từ chối họ khi thấy điều đó có lợi cho sức khỏe của bạn.
Yêu những người "độc hại"
Người độc hại là những người ngược đãi, coi thường hoặc xúc phạm bạn. Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ của mình có độc hại hay không thường khó, vì tình yêu vốn mù quáng.
Bạn nên từ bỏ tình yêu dành cho một người mà trong sâu thẳm, họ khiến bạn không yêu bản thân hoặc bạn nhận ra mình có thể gặp được người tốt hơn, tử tế hơn.
Liên tục xin lỗi khi không cần thiết
Thái quá trong việc xin lỗi rất khó nhận ra, trừ khi có ai đó thân thiết nhắc nhở bạn.
Xin lỗi quá mức hoặc xin lỗi khi không cần thiết là biểu hiện của chứng sợ xung đột hoặc đối đầu. Nó thường xảy ra khi bạn quá quan tâm đến nhu cầu của người khác mà quên mất mình. Đó cũng là hậu quả của chủ nghĩa hoàn hảo khi bạn khó hài lòng với bản thân.
Ám ảnh vì thất bại trong quá khứ
Bạn đã bao giờ chìm đắm trong những lỗi lầm quá khứ ngay cả khi nó chỉ còn là dĩ vãng?
Theo cuốn sách "Lòng trắc ẩn: Sức mạnh đã được chứng minh của việc sống tử tế với bản thân" của Tiến sĩ Kristin Neff, nhận thức sai về sự tự phê bình là một mối nguy hiểm lớn. Chúng khiến ta có thể không được yêu thương - thứ cần thiết cho hạnh phúc và sự tồn tại.
Tiến sĩ Neff cho rằng yêu thương chính mình và lòng từ bi phải song hành với nhau. Bởi vì lòng trắc ẩn sẽ là công cụ mạnh mẽ hơn, cho phép chúng ta thừa nhận sai lầm, nhưng luôn tiến lên phía trước.
Không tin vào trực giác
Celestine Fedley, một huấn luyện viên quản lý căng thẳng nói rằng tự tin là một phần thể hiện tình yêu bản thân.
Tuy nhiên, liên tục hồi tưởng sai lầm trong quá khứ có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn là thiếu tin tưởng bản thân. Biểu hiện của việc này là liên tục đặt câu: Liệu mình có đủ tốt không? Có hay đổ lỗi vô lý? Có thiếu gắn kết với mọi người hay kém năng động không?
Fedley gợi ý một số cách cải thiện là tự tìm hiểu nguyên nhân khiến mình sợ hãi và dành thời gian tĩnh tâm để tập trung vào những gì đang cảm nhận.
Nhật Minh (Theo psych2go)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét