Đứng trước thực trạng ô nhiễm hiện nay, rất nhiều cải tiến công nghệ đã được ứng dụng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Cụ thể, trong ngành công nghiệp năng lượng, công nghệ nhiên liệu sinh học sử dụng các hợp chất có nguồn gốc động thực vật (ethanol) pha vào xăng dầu giúp giảm thiểu việc tạo các loại khí thải có trong nhiên liệu truyền thống như CO, SO2, hạt bụi và CO2.
Ethanol là thành phần trong xăng giải quyết các vấn đề chất lượng không khí, biến đổi khí hậu thông qua giảm khí thải nhà kính. Đồng thời, ngành sản xuất ô tô với công nghệ lái xe tự động cũng được đưa vào ứng dụng. Theo đó, họ sử dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu định vị vệ tinh để thiết kế tuyến đường phù hợp, tránh ùn tắc giao thông đồng thời tối ưu hóa chế độ ngắt nghỉ tự động của xe hơi để giảm lượng khí thải ra môi trường.
Đại diện Panasonic cho biết, trong ngành điện tử tiêu dùng, các chương trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ nhằm cải thiện chất lượng môi trường sống đang được triển khai, thu được nhiều tín hiệu tích cực. Tiêu biểu là công nghệ lọc khí nanoe từ Panasonic, với nguyên lý về phóng điện đa cực, tập trung phóng điện từ 4 điện cực hình kim, giải phóng các gốc hydroxit (OH) tự do. Các gốc OH này giúp hấp thụ hydro từ những yếu tố gây ô nhiễm, biến thành nước, ức chế hoạt động của virus, vi khuẩn, nấm mốc, chất gây dị ứng, phân tử gây mùi...
Công nghệ nanoe được tích hợp trong nhiều sản phẩm của Panasonic. , máy lọc không khí có nanoe hoạt động song song để làm sạch không khí tại nhà, văn phòng bằng cách loại bỏ chất ô nhiễm, ức chế vi khuẩn, vi rus và các chất gây dị ứng.
Công nghệ nanoe đang áp dụng rộng rãi trên thế giới, trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như đường sắt, ô tô, khách sạn, bệnh viện để mang tới sự thoải mái trong không gian sống trong lành, khỏe mạnh.
Vừa qua, sự chủ quan của nhiều quốc gia khi coi Covid-19 đơn giản như cúm mùa hay các bệnh dịch thông thường khác đã gây ra đại dịch chưa từng có trong lịch sử nhân loại, hiện nhiều nơi vẫn đang trong tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, đây không phải căn bệnh duy nhất con người có thể mắc phải thông qua việc hít thở.
Các mầm bệnh lơ lửng trong không khí (hạt siêu nhỏ, vi khuẩn, nấm hoặc virus) được coi là nguồn lây nhiễm phổ biến, khó phòng ngừa. Báo cáo trên tạp chí Healthline cho thấy, trong không khí, có tới hơn 200 chủng virus, vi khuẩn khác nhau, tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người.
Phổ biến là virus chủng rhinovirus gây cảm lạnh, virus Varicella zoster gây thủy đậu, virus ARN thuộc Rubulavirus trong họ Paramyxoviridae là nguồn cơn căn bệnh quai bị. Bên cạnh đó, còn có các loại virus khác như cúm A (gồm nhiều chủng, trong đó phổ biến có H1N1, H5N1, H9N2...) yếu tố gây dị ứng có nguồn gốc từ vật nuôi khác tồn tại trong không khí. Các mầm bệnh là mối nguy hại cho con người vì khó phòng tránh, không thể cảm nhận, nhìn thấy bằng mắt thường.
Bối cảnh ô nhiễm không khí tại Việt Nam tiếp tục làm tăng thêm mối lo ngại về tình trạng sức khỏe của con người, đặc biệt tại các thành phố lớn. Cụ thể, chỉ số chất lượng không khí (AQI) có thời điểm vượt ngưỡng an toàn, tác động tiêu cực tới sức khỏe người dân, trong đó, bụi mịn PM2.5 là mối nguy hại hàng đầu.
Trong 2 tháng đầu năm (từ ngày 14 – 21/2), thông số bụi mịn có xu hướng liên tục tăng, đặc biệt trong ngày 20 và 21/2 giá trị PM2.5 rất cao. Giá trị thông số PM2.5 trung bình trong 24 giờ vượt gần 3 lần so với giới hạn cho phép theo như Quy chuẩn Việt Nam.
Xét riêng tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 18 - 21/2, chất lượng không khí có xu hướng suy giảm, chỉ số AQI theo giờ ở mức rất xấu (trên 200) tại nhiều trạm. Tại trạm Mỹ Đình, chất lượng không khí ở mức nguy hiểm vào lúc 2h ngày 21/2, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cư dân khu vực. Số liệu WHO công bố năm 2018 ghi nhận, khoảng 60.000 người thiệt mạng mỗi năm có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Lê Nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét