Chuyên gia dịch bệnh hàng đầu thế giới ‘sợ’ nCoV

Eric Toner, chuyên gia của Trung tâm An ninh Y tế thuộc ĐH Johns Hopkins (Mỹ), cho rằng "Covid-19 là thảm họa không giống với bất kì điều gì chúng ta từng thấy".

Khi số ca nhiễm được xác nhận đã lên tới hơn hai triệu người và gần nửa dân số thế giới bị phong tỏa, đại dịch chắc chắn trở thành một trong những cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất trong trí nhớ của những người còn sống trên trái đất.

Khi các ca viêm phổi bất thường xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào cuối 2019, các chuyên gia y tế không biết đó là gì. Virus này gây triệu chứng tương tự như SARS hoặc cúm gia cầm, nhưng lại là một chủng hoàn toàn mới. Và nó lây lan nhanh chóng.

Các trung tâm xét nghiệm và bệnh viện dã chiến được dựng lên khắp thế giới để đối phó với số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến. Ảnh: James Martin/CNET.

Các trung tâm xét nghiệm và bệnh viện dã chiến được dựng lên khắp thế giới để đối phó với số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến. Ảnh: James Martin/CNET.

Ba tháng sau, Covid-19 khiến cả thế giới điêu đứng. Số ca bệnh gia tăng theo cấp số nhân và cấp lũy thừa buộc nhiều nơi phong tỏa toàn quốc. Cuộc đua tìm kiếm vaccine đang diễn ra, nhưng các chuyên gia cho biết ít nhất 18 tháng nữa mới có.

Eric Toner, một chuyên gia hàng đầu thế giới về các dịch bệnh truyền nhiễm, có hơn ba thập kỷ kinh nghiệm về lập kế hoạch thảm họa y tế và chuẩn bị cho dịch bệnh. Ông đã làm việc với nhiều chính phủ và quan chức y tế công cộng trong nhiều trận dịch và thảm họa. Cuối cùng, ông khẳng định nCoV thật sự khác biệt.

"Trung Quốc đã rất ngạc nhiên, không ai biết virus tồn tại. Italy rất bất ngờ; họ không nhận ra khi nó đang xâm nhập vào đất nước. Chúng ta, nước Mỹ, không thể nói là bị bất ngờ; chúng ta đã thấy dịch xảy ra nhiều tháng", Toner nói.

Thế nhưng, giờ đã có hàng chục ngàn người ở Mỹ chết và các chuyên gia nói rằng nước Mỹ có thể đối mặt với 100.000 đến 200.000 người chết trong những tháng tới. Toner thừa nhận ông "sợ hãi" virus này.

"Đại dịch kinh khủng hơn nhiều so với những gì chúng ta đã dự đoán. Đây sẽ là một sự kiện tồi tệ trong lịch sử", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Người được coi là có chuyên môn hàng đầu thế giới về dịch bệnh truyền nhiễm cùng đồng nghiệp có chú ý khi dịch mới xuất hiện ở Trung Quốc. Tuy nhiên, vào ngày 23/1, khi Trung Quốc phong tỏa Vũ Hán, một thành phố 11 triệu dân, họ mới biết đây là một căn bệnh khác thường.

Giờ đây, ông Toner nói rằng chính phủ trên khắp thế giới nên chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo sớm đó.

Mối đe dọa của nCoV nằm ở chỗ nó lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao. "Nó dễ lây như cúm, nhưng gây tử vong gấp nhiều lần", Toner nói.

Theo Toner, khoảng 10% đến 15% dân số toàn cầu bị nhiễm cúm hàng năm. Nhưng vì Covid-19 là một căn bệnh mới và con người chưa có khả năng miễn dịch với nó, nên số người sẽ bị nhiễm sẽ nhiều hơn.

"Ngay cả khi tỷ lệ tử vong cuối cùng ở mức 0,5%, số người chết cũng lên tới hàng triệu", ông cảnh báo.

Sự nguy hiểm của nCoV nằm ở các protein thêm vào bên ngoài virus hay các protein gai. Những protein này xâm nhập vào đường hô hấp và tạo ra một lỗ hổng để tấn công các tế bào của chúng ta. Khi vào bên trong, virus tiêm vật liệu di truyền của nó và chiếm quyền điều khiển tế bào, buộc tế bào đó tạo ra nhiều bản sao của virus.

"Sau đó, tế bào nổ tung", Toner nói. "Nó phun ra ... số lượng virus nhiều hơn hàng ngàn lần và số virus này tiếp tục trong một phản ứng dây chuyền, từ tế bào này sang tế bào khác. Với số lượng virus ngày càng tăng, số lượng tế bào bị tổn thương ngày càng nhiều. Phổi của chúng ta bị viêm; đầy chất lỏng. Và trong trường hợp nghiêm trọng, (virus) giết người khi phổi của họ đã bị phá hỏng".

Nhưng vẫn có hy vọng. Các nhà nghiên cứu và các công ty công nghệ sinh học đang làm việc với tốc độ chưa từng thấy để phát triển vaccine chống nCoV, sử dụng mã di truyền của virus để cố gắng kích thích phản ứng miễn dịch ở những bệnh nhân không bị nhiễm bệnh. Nhiều nhà nghiên cứu khác đang phân tích máu của bệnh nhân đã hồi phục từ Covid-19, với hy vọng khả năng miễn dịch của họ có thể chuyển được sang người khác.

Mỹ đang là quốc gia có số người nhiễm và tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới. Ảnh: AP.

Mỹ đang là quốc gia có số người nhiễm và tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới. Ảnh: AP.

"Công nghệ đang cách mạng hóa cách chúng ta sản xuất thuốc và vaccine, nhanh hơn nhiều so với trước đây. Vì vậy, mặc dù chắc chắn phải ít nhất một hoặc hai năm nữa mới có. Đây sẽ là lần đầu tiên chúng ta có vaccine cho một bệnh truyền nhiễm mới nổi. Trước đây, sẽ mất nhiều thời gian hơn", ông nói.

Cho đến khi chúng ta điều trị được căn bệnh này (có thể mất 3-6 tháng) hoặc có vaccine (có thể mất 1-2 năm), giải pháp để chống lại đại dịch mang tính quyết định hiện tại là "Ở nhà".

"Đại dịch này không giống với bất cứ thứ gì chúng ta đã thấy trước đây. Và không có cách nào để ngăn chặn nó hoàn toàn. Nó không thể bị ngăn chặn, chỉ có thể bị làm chậm lại. Nhưng làm chậm nó là điều cần thiết và đòi hỏi một mức độ hành động chưa từng có. Tất cả chúng ta phải hợp tác với nhau để thực hiện cách biệt cộng đồng, tuân thủ các can thiệp y tế công cộng thực sự khó khăn dù nó đang thay đổi cuộc sống của chúng ta rất nhiều", Toner kêu gọi.

Ông cho rằng không nên mong đợi dịch bệnh được dẹp ngay, bất kỳ biện pháp nào chúng ta thực hiện để giảm bớt áp lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe cần phải kéo dài vài tuần mới có hiệu quả rõ rệt. Ngay bây giờ một phần ba dân số toàn cầu đang "Ở nhà". Nhưng cuối cùng, sự hy sinh sẽ giúp thế giới tránh khỏi một thảm kịch lớn hơn nhiều.

Ánh Dương (Theo Cnet)

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét