'Con giỏi lắm' - lời khen không đúng lúc có thể gây hại cho trẻ

Cậu bé chơi ăn điểm, lúc thắng rất vui, bố mẹ khen giỏi. Khi thua, cậu mất bình tĩnh, khóc lóc. Đây là hậu quả do khen không đúng lúc.

Lời khen được xem là một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả trong việc dạy trẻ. Phương pháp này khuyến khích các bậc cha mẹ không nên "hà tiện" lời khen ngợi, nhằm khuyến khích trẻ tự tin, mạnh dạn thể hiện mình.

Trong nhiều cuốn sách được viết bởi các cha mẹ nuôi con thành công, quan điểm được đưa ra là: Nuôi dạy trẻ, không nên luôn chỉ trích. Thay vào đó, nên nói với con những câu như "Con là em bé thông minh", "Em bé xinh xắn"... Thậm chí, nhiều phụ huynh cho đây là "câu thần chú". 

Trên thực tế, những lời khen có thể chính là một "con dao hai lưỡi", là một sự hiểu nhầm về giáo dục, góp phần tạo ra những "trái tim thủy tinh" không biết lắng nghe ý kiến, không chấp nhận lời chỉ trích, chỉ biết ấm ức khi người khác được khen ngợi, còn mình thì không.

Ảnh: sean grover.

Ảnh: sean grover.

Trong đời sống thường nhật, rất dễ bắt gặp cảnh này: Bà đút cho cháu ăn, mỗi lần cháu mở miệng, bà lại vỗ tay khen ngợi: "Cháu giỏi quá!". Trên thực tế, việc sử dụng lời khen như một "mẹo" để cho trẻ ăn là sai lầm. Ăn uống là bản năng. Trẻ em luôn chủ động ăn khi cảm thấy đói, nhưng vô tình,  nó trở thành "một nhiệm vụ khó khăn" trong mắt người lớn. Chỉ việc ăn uống cũng cần lời khen như vậy, sau này, trẻ sẽ cần bao nhiêu lời khen, sự khuyến khích để có thể hoàn thành những trách nhiệm cơ bản nhất của mình?

Một trường hợp khác: Đứa bé 7 tuổi được bố mẹ đưa đến nhà một người bạn chơi. Khi tham gia một trò chơi ăn điểm, cậu bé lúc giành chiến thắng thì rất vui sướng, bố mẹ ở bên thi nhau ngợi khen cậu giỏi. Nhưng khi thua đối thủ, cậu bắt đầu mất bình tĩnh, khóc lóc, tức giận. Đây chính là hậu quả của những lời khen không đúng lúc. Nếu đứa trẻ chỉ nhìn chằm chằm vào những thành công rực rỡ, thì khi gặp thất bại, làm thế nào để "trái tim thủy tinh" ấy có thể không tổn thương?

Nhóm trẻ có trí thông minh trung bình có rất ít sự khác biệt về IQ. Tuy nhiên, nếu trẻ trong nhóm này thường xuyên nghe được những lời khen, đánh giá "tâng bốc", bé tự khắc sẽ cho rằng mình khác những người khác, có thể nhận được những thứ mà người khác không có, trong khi không có nỗ lực đặc biệt nào. Sự phát triển tương ứng của đứa bé khi trưởng thành sẽ là:

1. Luôn cố tỏ ra mình hơn người, muốn thể hiện sự thông minh, khôn vặt, thậm chí biến bản thân thành kẻ cơ hội.

2. Khi không đạt được những điều bản thân mong muốn, thay vì nghĩ rằng mình chưa đủ năng lực, chưa đủ cố gắng, người này sẽ nghĩ rằng mình bị cản trở, bị gây khó dễ. Việc quy kết tội lỗi cho những yếu tố bên ngoài biến người này trở thành kẻ luôn phàn nàn, chỉ biết trách móc. Bên cạnh đó, năng lực xây dựng các mối quan hệ cá nhân cũng bị ảnh hưởng.

3. Suy nghĩ rằng bản thân "thông minh" sẽ khiến người này luôn có tư tưởng phải ở vị trí cao, tuy nhiên lại không tự đánh giá chính xác năng lực cá nhân. Khi đối mặt với thách thức và không vượt qua được nó, người này có xu hướng e sợ đối diện với chính mình, lẩn trốn khó khăn, đánh mất cơ hội của bản thân. Việc tự tạo áp lực cũng dẫn đến những suy nghĩ cực đoan, thiếu tích cực vào cuộc sống.

Vậy làm thế nào để sử dụng lời khen đúng cách và đem lại cho trẻ sự tự tin?

Thứ nhất, nên hạn chế tối đa những lời khen ngợi phóng đại, không đúng thực tế. Thay vì khen trẻ "ăn giỏi", hãy khen trẻ không lãng phí đồ ăn, biết thương bố mẹ, khuyến khích trẻ phát triển thói quen tốt này. Càng không nên khen ngợi những việc thuộc về trách nhiệm của trẻ, ví dụ như sắp xếp phòng cá nhân, quần áo, đồ dùng học tập... Chỉ nên khen ngợi con vì đức tính tự lập, khuyến khích con phát huy tính tự lập, thay vì khen con "giỏi" khi biết tự lo cho bản thân. 

Thứ hai, nên khen sự cố gắng rèn giũa, đừng khen tố chất bẩm sinh. Chớ quên rằng điều ảnh hưởng lớn đến sự thích nghi và phát triển xã hội học của một người không phải tư chất bẩm sinh, mà là sự học hỏi. Thay vì khen ngợi đứa bé vẽ đẹp do năng khiếu, tài ba, nên khen ngợi sự táo bạo, sáng tạo trong bức vẽ của bé, nhờ thế, thông điệp mà bé nhận được là cần có sự đổi mới, đột phá để có thể có được sự ghi nhận tốt hơn.

Thứ ba, để xây dựng sự tự tin cho trẻ, cần xác định cho con thấy, điều quan trọng không phải là những thành quả trước mắt, mà là lâu dài. Ngày hôm nay con có thể không đạt được thành quả nhất định nào đó, nhưng miễn là bạn chăm chỉ, nỗ lực, con hoàn toàn có thể thành công.

Thùy Linh (Theo Sina)

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét