Cô gái xa nhà 15 năm lần đầu học cách nói yêu bố mẹ

Không còn những cuộc điện thoại đường dài hay món quà gửi vội, Phương Trang dành sự quan tâm chân thành đến cha mẹ hàng ngày.

Phương Trang (34 tuổi, TP HCM) hiện có cuộc sống yên bình cùng chồng và cô con gái Sushi. Sau 15 năm lên Sài Gòn tự lập, Trang đã thay đổi suy nghĩ và học được cách nói lời yêu thương cha mẹ dù không kề cận mỗi ngày.

Từ nhỏ, tôi đã nghe nhiều người nói về việc bỏ quê lên thành phố lập nghiệp. Sau 2 lần thi rớt đại học, tôi quyết định rời gia đình lên Sài Gòn tìm việc vào năm 2004. Ngày lên xe, tôi còn nói với cha mẹ rằng sẽ cố về thăm nhà thường xuyên. Thế nhưng phải tận ba năm sau kể từ ngày ấy, tôi mới thực hiện được lời hứa đó.

Trong ba năm đó, tôi làm thêm đủ nghề từ phục vụ, bán hàng cho đến tiếp thị. Thấy đồng nghiệp mỗi dịp cuối tuần hoặc lễ, Tết đều về quê thăm nhà, tôi thèm lắm. Thế nhưng số tiền nhận được nhờ làm việc vào cuối tuần và ngày lễ lại nhiều gấp ba, gấp bốn lần ngày thường khiến tôi không muốn từ bỏ. Tôi quyết định làm việc quần quật không kể ngày đêm, dùng số tiền dành dụm được gửi về cho cha mẹ chứ không bắt xe về quê.

Dù không về nhà, tôi vẫn thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm cha mẹ mỗi khi được nghỉ. Cha mẹ từng than phiền qua điện thoại rằng cứ ngỡ bị thất lạc con gái, vì tôi đi biệt mấy năm chẳng thấy về. Những lúc như thế, tôi cho rằng chỉ cần mình vẫn thường xuyên quan tâm, hỏi thăm cha mẹ và gửi quà là được.

Năm 2007, tôi quyết định dắt bạn trai về quê ra mắt cha mẹ. Sau ba năm dọn lên thành phố sống, đó là lần đầu tôi gặp lại cha mẹ mình. Tôi biết cha mẹ mong mình về nhưng tôi nghĩ chỉ cần những cuộc điện thoại mỗi ngày và gửi quà về cho ông bà là đã đủ thể hiện sự hiếu thảo.

Đã xấp xỉ 15 năm từ ngày xa quê, số lần tôi về thăm cha mẹ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mỗi năm tôi chỉ cùng chồng con về quê ngoại một lần vào dịp Tết Nguyên đán. Ông bà cũng không dám bỏ vườn lên Sài Gòn gặp con vì sợ chẳng ai trông coi nhà cửa.

Cha mẹ vốn dĩ có mối liên kết vô hình với con cái. Dù con ở xa, họ vẫn luôn lo lắng và hướng về con, trông mong được gặp mặt mỗi ngày. Thế nhưng lối sống hiện đại đã khiến những người trẻ vô hình chung cho rằng việc thường xuyên về quê là không cần thiết. Những thiết bị điện tử, thời đại 4.0 khiến con người gần hơn ở thế giới ảo nhưng lại xa cách ở thế giới thực. Tôi đã vô tình quên đi bổn phận của một người con là nói lời yêu thương với cha mẹ, không chỉ qua đường dây điện thoại hay bằng những món quà giá trị.

Lời yêu thương gửi đến cha mẹ có thể diễn đạt bằng nhiều cách.

Lời yêu thương gửi đến cha mẹ có thể diễn đạt bằng nhiều cách.

Dịp Tết Đoan Ngọ vừa qua, tôi lại tiếp tục bận việc nên không về quê như đã hứa. Ông bà đã bắt xe lên thành phố thăm vợ chồng tôi và cháu ngoại mà không hề báo trước. Nghe tin cha mẹ lên thăm, tôi mới lật đật chạy từ công ty về nhà.

Nhìn thấy cha mẹ tay xách nách mang, khệ nệ kéo theo túi lớn túi nhỏ, đầy ắp trái cây và quà quê, tôi vẫn không tin được rằng ông bà bất ngờ lên thăm mình. Ngồi xe đường xa khiến bệnh đau lưng của mẹ tôi tái phát. Vừa vào đến nhà, bà ngồi hẳn xuống sàn. Tôi bỗng nhận ra rằng đã bao lâu rồi tôi chưa thật sự quan tâm sức khỏe cha mẹ.

Dù gọi điện về quê nhà mỗi ngày nhưng tôi lại chẳng biết bệnh đau lưng của mẹ nặng đến thế. Cứ hễ hỏi về tình hình sức khỏe, tôi đều nhận được câu trả lời tương tự là cả hai đều khỏe. Vì không ở gần, lại chẳng về thăm thường xuyên, tôi trở thành đứa con vô tâm dù vẫn gọi điện hỏi thăm cha mẹ thường xuyên. Ngay cả việc mẹ phải uống thuốc mỗi đêm mới có thể ngủ yên giấc tôi cũng không biết.

Khi tôi hỏi cha vì sao không nói với tôi chuyện mẹ bị đau lưng, ông chỉ bảo rằng: "Điều cha mẹ thật sự cần khi về già không phải những món quà con gửi về hay mấy lời hỏi thăm sức khỏe qua điện thoại. Cha mẹ cần những khoảnh khắc gia đình đoàn tụ, cùng nhau ăn một bữa cơm, cùng trò chuyện. Gặp con cháu nhiều, thấy vui hơn, sức khỏe cũng tốt hơn".

Ông bà không trách tôi vì mải mê làm việc và chăm lo cho gia đình nhỏ mà quên mất việc về thăm nhà. Tôi tự nhận thấy bản thân mình chưa làm tròn chữ hiếu với đấng sinh thành.

Sau ngày hôm ấy, tôi đã sắp xếp lại thời gian biểu cho cuộc sống của mình và gia đình. Tôi cùng chồng và con về thăm nhà thường xuyên hơn. Nếu chồng bận đi làm, con bận đi học, tôi cũng tự về quê một mình để hỏi thăm bệnh tình của mẹ, đưa bà đi khám. Tôi không ngại nói với cha mẹ rằng mình rất thương họ. Tôi biết, nếu không nói ra, sẽ rất khó để cha mẹ cảm nhận được điều đó.

Đối với đấng sinh thành, ngoài những cuộc điện thoại quan tâm như một thói quen, họ cần nhiều hơn thế. Thứ mà họ mong muốn hoàn toàn nằm trong tầm tay của những người con, đó là về thăm nhà thường xuyên hơn, gặp gỡ cha mẹ nhiều hơn. Tôi đã nhận ra được điều này dù có hơi muộn. Thế nhưng tôi đã kịp thay đổi và thức tỉnh.

Từ những lần về thăm cha mẹ, con cái cũng dễ dàng quan sát, để ý đến sức khỏe của họ hơn. Ta có thể chủ động bồi bổ cho cha mẹ, ngăn chặn những căn bệnh tuổi già trước khi chúng kịp ập đến. Bổ sung chất dinh dưỡng với người già khá khó khăn. Hệ tiêu hóa cũng như khả năng hấp thụ dưỡng chất của người cao tuổi không tốt như người trẻ. Một trong những cách tốt nhất để bố mẹ dễ dàng hấp thụ những chất dinh dưỡng như vitamin, chất đạm... là uống sữa dành cho người già. Ngoài ra, việc tập thể dục và vận động với cường độ phù hợp cũng giúp hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của người cao tuổi được cải thiện.

Bạn có từng khiến cha mẹ buồn lòng vì sợ vô tâm của chính mình. Hãy chia sẻ lời yêu thương đến đấng sinh thành và ngay từ hôm nay quan tâm, chăm sóc bố mẹ nhiều hơn để tuổi già thêm niềm vui, tiếng cười, sum vầy bên con cháu. Bày tỏ tâm sự của bạn .

Phương Trang

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét