Cách rã đông thịt chính xác ít người để ý

Ngâm thịt vào chậu nước hoặc để cục thịt đóng đá ở nhiệt độ thường đều là cách làm sai lầm, khiến thịt nhiễm khuẩn.

Đầu tiên hãy làm một câu hỏi trắc nghiệm:

Khi lấy thịt trong ngăn đá ra ngoài để rã đông, bạn sẽ làm thế nào?

A: Ngâm ngay nước nóng để rã đông nhanh

B: Đặt ở nhiệt độ phòng để rã đông

C: Ngâm trong nước lạnh để rã đông từ từ

D: Đặt ở phòng bật điều hòa để rã đông.

E: Đặt vào lò vi sóng, bật chế độ rã đông

Bạn nghĩ cách rã đông thịt của mình ổn chứ? Hãy xem lại một số kiến thức cơ bản nhé!

Ảnh: ohthatstasty.

Ảnh: ohthatstasty.

Để hiểu cách rã đông thịt đúng nhất thì cần hiểu thịt đã được làm đông như thế nào trong tủ lạnh.

Quá trình thịt đông diễn ra như thế nào? 

Chúng ta thường làm đông lạnh thịt với mục đích không cho thịt bị hỏng, không làm biến chất thịt. Có 3 lý do chính làm thay đổi chất lượng của thịt: hoạt động vi sinh vật và các enzim của chúng, oxy hóa và sự sản sinh các vi sinh vật. Trong thịt chứa rất nhiều nước. Khi nhiệt độ môi trường xuống dưới mức 0 độ, nước sẽ đóng băng từ từ. Một khi không có độ ẩm để tạo ra các phản ứng hóa học thì hầu hết các vi khuẩn, mốc và men tạm ngừng phát triển (chứ không chết).

Do đó có thể hiểu, tác dụng của việc đông lạnh thịt chính là làm giảm hoạt động vi sinh vật và các enzim, giảm tốc độ oxy hóa chất béo và protein. Vi khuẩn và vi sinh vật lúc này cũng bị ức chế, ngừng phát triển, thậm chí còn bị tiêu diệt một phần.

Hiện có 2 phương pháp đông lạnh: Kết đông chậm và kết đông nhanh

Kết đông chậm là thực phẩm sẽ được làm đông với thời gian quá 30 phút, tốc độ đóng băng chậm. Khi tiến hành kết đông chậm, các tinh thể đá hình thành trong quá trình kết đông có kích thước lớn, xé rách màng tế bào. Khi rã đông để nấu, một phần dịch tế bào bị tổn thất do chảy qua màng tế bào làm cho chất lượng bị giảm.

Còn kết đông nhanh thường mất không quá 30 phút để các tinh thể nước kết băng trong sản phẩm. Khi thực phẩm được kết đông nhanh và cực nhanh, tinh thể đá mịn hơn, dịch tế bào được bảo quản tốt hơn nên chất lượng sản phẩm tốt hơn.

Vậy rã đông thế nào cho đúng cách

Đầu tiên phải khẳng định rã đông chậm là phương pháp chính xác. Nên rã đông gói thịt còn nguyên bao bì trong tủ lạnh bằng cách cho từ ngăn đông xuống ngăn mát, sau đó đem dùng ngay. Phần còn lại nếu chưa sử dụng thì đem bỏ ngay vào ngăn đá để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Đây có thể được coi là phương pháp an toàn vì nguy cơ tái nhiễm khuẩn rất thấp.

Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là mất nhiều thời gian, vì thế mới có nhiều người chọn cách rã đông nhanh hơn bằng cách ngâm thịt vào chậu nước hoặc để toàn bộ phần thịt cần rã đông ở nhiệt độ thường cho đến khi rã đông hoàn toàn trong một thời gian dài. Sau đó họ mới chế biến hoặc cấp đông lại phần chưa dùng đến vào tủ lạnh.

Cần nhớ thịt đã rã đông dễ nhiễm khuẩn hơn thịt tươi rất nhiều. Nguyên nhân là do các tinh thể nước đá nhỏ xíu khi tan ra sẽ để lại vô vàn những lỗ nhỏ trên bề mặt thịt. Đây là khoảng không gian lý tưởng để vi khuẩn ‘chui" vào và sinh sôi. Hơn nữa trong thời gian rã đông, nhiệt độ lý tưởng nhất để vi khuẩn phát triển là từ 5 đến 60 độ C.

Khi rã đông xong, cần chế biến ngay

Nguyên nhân là nếu để miếng thịt đã rã đông ở nhiệt độ khoảng 20 độ C trong vài giờ thì có thể có tới 10 tỷ mầm vi khuẩn/1g thịt, rất nguy hiểm nếu đem sử dụng. Hơn nữa khi để lâu sản phẩm rã đông ở bên ngoài, các vi chất vitamin và hương vị cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Muốn rã đông nhanh thì làm thế nào?

Phương pháp rã đông chậm là tốt nhất, nhưng khi cần gấp hoặc những người có ít thời gian thì đây chưa phải là phương pháp hữu hiệu nhất. Vậy hãy nghĩ đến việc rã đông trong lò vi sóng.

Lò vi sóng giúp rã đông thực phẩm rất nhanh, chỉ trong vài phút, nhưng cần nhớ là phải chế biến ngay. Nhiều bà nội trợ có thói quen sau khi rã đông thực phẩm bằng lò vi sóng, không dùng hết lại cất lại ngăn đá. Lúc này vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh gấp nhiều lần và thực phẩm chế biến sau đó sẽ mất đi hương vị tươi ngon.

Một điểm cần chú ý khi rã đông bằng lò vi sóng chính là thời gian và nhiệt độ. Nếu để nhiệt độ quá thấp thì thực phẩm sẽ rã đông chậm, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Còn nếu để nhiệt độ quá cao thì bên lớp ngoài thực phẩm sẽ bị chín trong khi phần bên trong vẫn bị đông đá. Vì thế điều quan trọng là phải căn đúng thời gian và khối lượng thực phẩm để chọn nhiệt độ phù hợp.

Tóm lại, nếu muốn rã đông chậm, hãy để vào ngăn mát tủ lạnh. Còn nếu muốn rã đông nhanh, hãy cho vào lò vi sóng. 

Vy Trang (theo sohu)

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét