Li Wenbin đã trang điểm cho mình trưởng thành hơn 8 tuổi để các bậc phụ huynh tin tưởng giao con em của họ theo học trang điểm của cậu.
"Ngoại hình quyết định điểm số đầu tiên của một người", Li Wenbin, 20 tuổi, người luôn mang theo mỹ phẩm bên mình quan niệm. Cậu giải thích quầng thâm trên mắt quá nặng, đôi khi còn bị mụn, vì vậy Li thường sử dụng kem che khuyết điểm.
Hồi trung học, bạn bè của Li từng chế nhạo cậu không nên ra ngoài vì mặt mụn. Tự ti về nhan sắc của mình một thời gian dài, tới năm 2016, Li làm quen với mỹ phẩm và phát sóng trực tiếp quá trình của mình trên mạng. Qua các video, kỹ năng của Li thành thạo hơn. Đến giờ Li kiếm được tiền từ các video của mình.
Tuy giờ mới 20 tuổi nhưng để có được sự tin tưởng của các bậc phụ huynh cho con em theo học trang điểm của mình, Li luôn tạo cho mình khuôn mặt thành thục, trưởng thành như một người đàn ông 28 tuổi.
Lin Yao thu hút lượng lớn fan vì cách trang điểm phức tạp của mình. Ảnh: Xuehua. |
Blogger làm đẹp Lin Yao năm nay 24 tuổi. Anh chàng có khuôn mặt to và tròn, mắt hai mí, với gương trên tay anh bắt đầu trang điểm. Đầu tiên Lin sẽ dùng một loại kem để sửa lỗ chân lông bé lại. Sau đó là thoa một phấn kem lót mỏng, kem nền tạo khối cho mặt, phấn phủ và dĩ nhiên không quên kem che khuyết điểm... Bằng những cách đó, mặt anh chàng bóng mịn.
Để đi đến quá trình này, Lin Yao cũng từng có thời điểm đến sữa rửa mặt cũng không dám mua, thậm chí thấy xấu hổ vì ý tưởng của mình. Sợ bị nhân viên chế giễu, anh nhờ cô bạn thân cùng lớp mua. Trong một thời gian dài, việc sử dụng sữa rửa mặt phải bí mật. 9 năm sau, Lin Yao trở thành blogger làm đẹp và giơ cao ngọn cờ chiến đấu cho nam giới dùng mỹ phẩm.
Trong video đầu tiên đăng lên mạng, chàng trai này nói "đứng lên và chiến đấu đi các chàng trai" và rằng "để giúp bản thân đẹp hơn không chỉ là đặc ân của phái nữ". Hiện anh có lượng lớn fan theo dõi trên mạng với quy trình trang điểm phức tạp của mình.
Một công ty Trung Quốc dự đoán tốc độ tiêu thụ mỹ phẩm ở nam giới nước này đạt 13,5% năm 2019, trong khi mức sử dụng mỹ phẩm của nam giới toàn cầu chỉ là 5,9%. Năm 2019, dòng sản phẩm trang điểm xa xỉ và chuyên sâu dành cho nam giới Trung Quốc cũng được quảng cáo rộng rãi như chì vẽ mày và các kem nền. Trong các quảng cáo, nhà sản xuất đã dùng các từ đánh vào tâm lý người tiêu dùng như "không liên quan đến giới tính" để công khai tính phổ đại của trang điểm ở nam giới và lấp đầy lỗ hổng tâm lý nam giới trong việc trang điểm, theo Xuehua.
Những anh chàng thích trang điểm còn phải tìm cách để người xung quanh không hiểu nhầm mình là đồng tính, chuyển giới. Ảnh: Xuehua. |
Giống như một số nam giới khác, Lin Sikai phải trang điểm mỗi ngày mới dám ra đường. Khi là sinh viên hai năm trước, cậu bắt đầu trang điểm. Ban đầu chỉ dùng kem BB để hạn chế các bước. Sau khi ra trường, Lin Sikai cảm thấy kem BB không thể che hết khuyết điểm trên mặt, vì thế đã chuyển sang sử dụng một loại kem của Pháp phù hợp với người có da khô.
Khi Lin Sikai còn nhỏ đã nghĩ mẹ mình là một nàng tiên. Người mẹ thường dậy trước khi gia đình thức giấc để có thời gian trang điểm và xịt nước hoa. Sau này Lin phát hiện sự tồn tại của mỹ phẩm và nhận ra mùi hương phi tự nhiên trên mẹ. Đến khi nhìn thấy các bạn nữ trong lớp trang điểm, Lin hiểu được bí ẩn của làn da. Năm 2009 khi xem bộ phim "Cùng nhau ngắm mưa sao băng", Lin ghen tỵ với làn da của các diễn viên. Thời điểm đó Lin dậy thì và làn da nhiều mụn. Trong suốt năm đó để loại bỏ mụn, Lin đã dùng vô số cách.
Cậu nhìn vào gương, nhớ lại cách trang điểm của các bạn nữ trong lớp. Cầm miếng bông, Lin chấm phấn bột lên mặt. Một lần, hai lần.... những vết đỏ của mụn biến mất. Mỹ phẩm đã làm hoàn hảo mẹ Lin, giờ cũng có ý nghĩa sống còn với Lin.
Còn với chàng trai Lei Yutian, quá trình đến với trang điểm hơi khác. Khi đi du lịch Thái Lan năm 2018, một người bạn địa phương rủ anh trang điểm. Sau khi xong, Lei thấy mình lột xác, ánh mắt còn có chút gì sắc xảo như "Dương Mịch". Từ đó Lei "nghiện" trang điểm. Để tránh cho mình bị hiểu nhầm về giới tính, anh đeo một chiếc khuyên lớn bên tai trái. Đáng buồn là, Lei đã nhầm. Nhiều người nói với anh ngược lại: tai phải đại diện cho đàn ông thẳng, còn tai trái là biểu thị của người đồng tính.
Một lần công ty tụ tập, ông chủ của Lei thì thầm vào tai anh: "Tôi không nghĩ đàn ông nên trang điểm. Làm thế nào mà bố mẹ cậu lại cho phép?". Lei cho biết hiện tại vẫn luôn phải đấu tranh với số đông để giữ vững lập trường trang điểm mình theo đuổi.
Bảo Nhiên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét