Săn gà 'khổng lồ' làm vật cưng chơi Tết

Những con gà Brahma nặng tới 10 kg đang được nhiều người Việt tìm mua về làm vật cảnh, thay vì nuôi chim.  

"Nói đến gà, vịt, người ta hay nghĩ đến những bữa ăn thịnh soạn. Thế nhưng giờ đây nó còn là thú cưng để thể hiện đẳng cấp của không ít người Việt", anh Nguyễn Thành Nam (Thanh Trì, Hà Nội) - người đang sở hữu hàng chục loại gia cầm, thủy cầm châu Âu - cho biết.

Nhiều năm trước, gà Đông tảo được coi là loại gà "khổng lồ" ở Việt Nam với trọng lượng đến 4,5 kg. Nhưng từ khi gà Brahma xuất hiện 3 năm trước với kích thước và cân nặng gấp đôi, danh hiệu gà khổng lồ đã có chủ mới.

Theo anh Nam, gà Brahma xuất xứ từ Mỹ, được nhân giống rộng rãi tại các nước châu Âu như Hà Lan, Bỉ... Chúng thường được nuôi để lấy thịt, trứng ở phương Tây nhưng người Việt chỉ nuôi để làm cảnh. Hiện tại, giống gà này đã bắt đầu được biết rộng, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM...

Một chú gà Brahma nặng 10 ký có giá 15 triệu đồng. Ảnh: Trọng Nghĩa.

Một chú gà Brahma nặng 10 ký trong trang trại của anh Nam (Thanh Trì, Hà Nội), có giá 15 triệu đồng. Ảnh: Trọng Nghĩa.

Ngoài cân nặng, gà Brahma còn được nhận dạng bởi bộ lông dày, mọc phủ đến chân ngay từ khi nở. Vì ngoại hình oai vệ, chúng còn được gọi là gà kỳ lân. Thông thường, gà Brahma có giá từ 15 đến 35 triệu đồng/cặp tùy màu lông và kích thước. Trong đó, gà lông trắng có mức giá cao nhất vì độ hiếm.

Giống gà này có thể nặng đến 18 kg trong điều kiện tự nhiên tại quê nhà. Nhưng do điều kiện khí hậu ở Việt Nam chúng chỉ nặng đến 10 kg.

Cách đây 2 năm, anh Nam mua về 2 cặp, đến nay đã có một đàn gà trưởng thành lên đến 60 con và hàng trăm gà con để bán. Dù nhiều người muốn mua gà lớn với giá cao, nhưng Tết này anh chỉ bán khoảng 30 con, để lại phân nửa làm giống. 

Không mua được gà trưởng thành, nhiều người phải mua gà khoảng 3 tháng tuổi để chơi tạm. Ảnh: Trọng Nghĩa.

Gà Brahma có giá cao nhất so với các con màu khác, bởi độ quý hiếm. Ảnh: Trọng Nghĩa.

Anh Lê Ngọc Phước, chủ trại gà ở quận 12, TP HCM cho biết trước đây anh nuôi gà Đông Tảo nhưng vì càng ngày càng nhiều người cạnh tranh nên đã thử nhập gà Brahma về từ năm 2015. "Loài này nuôi khá dễ, ít bệnh, lại có bộ lông ít rụng, nên được nhiều người ưa chuộng hơn", anh nói.

Người chơi có thể cho gà ăn lúa, thóc, ngô và rau xanh... mà không sợ chúng bị bệnh tật, nếu đã được tiêm phòng đầy đủ. Tuy xuất xứ từ vùng lạnh, nhưng chúng có thể chịu nóng tới 40 độ C. Nhờ đặc tính hiền lành, gà có thể nuôi làm cảnh ở vườn, ở ban công, không mất nhiều diện tích như nuôi chim công, chim trĩ.

"Gà trưởng thành giá cao nhưng tôi vẫn mua vì độ hiếm có. Chăm sóc cho chúng đẻ trứng là sở thích của tôi vì nó là một cách để thử thách sự kiên nhẫn", anh Trần Văn Long (37 tuổi, quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ.

So sánh gà Đông tảo (trái) và gà Brahma. Ảnh: Trọng Nghĩa.

So sánh gà Đông tảo (trái) và gà Brahma. Ảnh: Trọng Nghĩa.

Anh Giang Tuấn Trưởng, chủ một trại gà ở Khoái Châu, Hưng Yên, cho biết: "Gà Brahma ưa lạnh nên không được phát triển tốt nhất ở Việt Nam. Do vậy, một năm chúng có thể chỉ đẻ được duy nhất một lứa với 20 trứng nếu không biết chăm sóc. Còn chăm sóc kỹ, chúng có thể đẻ được tối thiểu 120 trứng/4 lứa".

Anh Trưởng chia sẻ thêm, cách đây 2-3 năm loại gà này rất hiếm thấy ở Việt Nam. Nhưng Tết năm nay từ Bắc tới Nam, người chơi đều có thể dễ dàng tìm cho mình một cặp ưng ý tại các trại gà. Gần Tết, loại gia cầm "cao cấp" này khan hàng vì lượng người mua tăng lên gấp 3 lần so với những ngày thường.

Trọng Nghĩa

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét