Chị điều dưỡng 27 năm làm mẹ các bé bị bỏ rơi

Hành lang khoa bệnh lý sơ sinh Bệnh viện Nhân dân Gia Định (quận Bình Thạnh) giữa trưa vắng người qua lại. Bên trong, các bé sơ sinh bị bệnh, sinh thiếu tháng mắt lim dim ngủ trong tiếng tích tắc của máy thở, máy lọc khí.... Nằm xen lẫn với các bé là ba đứa trẻ bị bố mẹ bỏ lại đã gần ba tháng nay. 

Bé Na mới uống sữa xong, bụng căng tròn, nằm cựa quậy một chút rồi ngủ. Kế đó, bé Nhím đói bụng, chân quẫy đạp, miệng mút tay, khóc đòi ăn. Đang đi kiểm tra tình hình từng bé một, chị Trần Thị Thanh Thuý, Điều dưỡng trưởng Khoa Bệnh lý sơ sinh, phải dừng lại nạp sữa cho bé. 

Vừa cho Nhím uống xong, chị Thúy lại nhận được thông báo, có một bé trai khác mới sinh, mẹ bị nhiễm HIV đã mất, người nhà không ai nhận nuôi. Bế đứa trẻ còn đỏ hỏn trên tay, chị Thúy ấp vào ngực mình một lúc cho bé cảm nhận hơi ấm rồi mới đưa đi lau rửa, thay đồ, kiểm tra sức khỏe.

May mắn, bé khá khỏe mạnh, biết bú sữa và không lây bệnh của mẹ. Nhìn đứa trẻ, chị Thúy nói buồn: "Con chỉ ở với mẹ vài tháng thôi là được vào trung tâm bảo trợ ở với các bạn rồi".

Chị Thúy cho biết, mọi thông tin, hình ảnh của đứa trẻ sẽ được các chị lưu lại cẩn thận để khi người mẹ tìm đến sẽ dễ hơn. Ảnh: Thảo Nguyên.

Chị Thúy cho biết, mọi thông tin, hình ảnh của đứa trẻ sẽ được các chị lưu lại cẩn thận để khi người mẹ tìm đến sẽ dễ hơn. Ảnh: Thảo Nguyên.

Chị Thúy năm nay bước qua tuổi 48, nhưng đã có đến hơn 27 năm làm mẹ các bé bị bỏ rơi. “Thời gian đầu, cứ thấy một bé bị bỏ, tôi giận lắm, nghĩ sao một người mẹ lại ác vậy. Bây giờ, 27 năm rồi, tôi chẳng nhớ mình đã chăm bao nhiêu bé nữa. Cứ bé này đi rồi bé khác đến", chị nói.

Tìm hiểu kỹ từng trường hợp, chị cũng phần nào hiểu hoàn cảnh người mẹ và nghĩ, có khi, các bé vào được trung tâm nuôi dưỡng hay được người khác nuôi sẽ tốt hơn. Các bé đến với chị đa số bị bệnh, có mẹ tuổi còn trẻ, bị lầm lỡ hoặc kinh tế khó khăn.

"Họ mang con đến, làm hồ sơ nhập viện để các bác sĩ điều trị bệnh cho con rồi âm thầm bỏ đi. Chúng tôi gọi điện họ không bắt máy, tìm đến địa chỉ thì phần lớn không đúng. Có người liên lạc được nhưng khóc, từ chối. Có cô, chúng tôi phải thuyết phục đủ cách, thậm chí ra đòn tâm lý họ mới chịu nhận, rồi lại tiếp tục bỏ con”, giọng chậm rãi, chị Thúy kể.

Với những bé sinh ra từ người mẹ nghiện hút, mê chơi, chị Thúy chỉ mong các em ở trung tâm hơn là về với mẹ, vì biết đầu, nhận em xong, người mẹ sẽ làm những điều không tốt. Ảnh: Thảo Nguyên.

Với những bé sinh ra từ người mẹ nghiện hút, mê chơi, chị Thúy chỉ mong các em được vào trung tâm bảo trợ, vì biết đâu về với mẹ, người mẹ sẽ làm những điều không tốt. Ảnh: Thảo Nguyên.

Thương những sinh linh bé nhỏ, tay cho vào miệng mút, nằm một chỗ, mắt dáo dác tìm người thân, chị Thúy và các đồng nghiệp chỉ còn cách thay nhau chăm sóc. Hằng ngày, họ pha sữa, thay quần áo, thay tã, ôm ấp, hát ru dỗ dành. Có chị tuổi còn trẻ, chưa lập gia đình nhưng chăm sóc, bế bồng cho trẻ sơ sinh rất thành thục.

Như hiểu được những vất vả của các mẹ, các bé cả ngày cứ ăn ngoan, ngũ kỹ, tăng cần đều. “Tụi nhỏ chỉ quấy khi đói, ướt tã. Mấy chị em tôi cứ đùa nhau, chúng tôi là các huấn luyện viên của bộ đội”, chị Thúy nói vui.

Các bé tròn tháng sẽ được mẹ Thúy lấy tên của các nghệ sĩ nổi tiếng, bác sĩ, giáo sư, doanh nhân, hay những người có cuộc đời may mắn để đặt tên: “Các bé bị bỏ đã thiệt thòi rồi, tôi đặt vậy để mong tương lai chúng tốt hơn”. 

Chăm sóc khoảng 2-3 tháng cho các bé biết ăn sửa, khỏe mạnh, cứng cáp, bẹn hơi mình chị Thúy lại phải chia tay để các em đến các trung tâm nuôi dưỡng, có người nhận nuôi, có em may mắn được về lại với bố mẹ. Ảnh: Thảo Nguyên.

Chăm sóc khoảng 2-3 tháng cho các bé cứng cáp, chị Thúy lại phải chia tay để các em. Ảnh: Thảo Nguyên.

Niềm vui của các chị là nhìn thấy các bé mình chăm sóc khỏe mạnh, bụ bẫm, tăng cân và có thể tìm được người thân. “Hôm rồi, một cậu bé trước đây bị mẹ bỏ vì sinh non, nặng chỉ 900 gram, hai chân bị khoèo, đến thăm chúng tôi. Cậu được một người nhận nuôi, chữa lành chân, giờ đang học lớp 12 và học rất giỏi", chị Thúy khoe. 

Bác sĩ Nguyễn Ánh Tuyết, Phó giám đốc bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, những năm qua, khoa Bệnh lý sơ sinh liên tục nhận các bé bị bỏ rơi. Phần lớn các em đều bị bệnh, sinh thiếu tháng. Tiếp nhận các bé, chị Thúy cùng các y bác sĩ sẽ thăm khám, chăm sóc. Kinh phí lấy từ nguồn của bệnh viện. 

Người phụ nữ 27 năm làm mẹ các bé bị bỏ rơi

"Các chị ấy không chỉ chăm sóc mà còn tìm cách liên lạc, mong tìm được mẹ cho bé. Có chị mến trẻ quá, lúc phải chia tay đã khóc vì thương, rồi cứ tan làm lại chạy vào trung tâm bảo trợ thăm", bác sĩ Tuyết nói.

Bác sĩ Tuyết cũng cho biết, trong 10 tháng đầu năm nay, bệnh viện đã tiếp nhận 10 bé bị bỏ rơi. Trong đó, bệnh viện đã tìm được mẹ cho hai bé, một bé được nhận làm con nuôi, 3 bé đã được chuyển vào trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ xã hội. 

Thảo Nguyên

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét