Sau sự kiện Brexit, Anh đang phải đối mặt với rủi ro nhiều công tỷ công nghệ cao rời khỏi nước này (Techxit- Technology Exit).
Ngày 18/7 vừa qua, tập đoàn thiết kế vi mạch điện tử của Anh-ARM đã tuyên bố được ngân hàng Softbank mua lại với giá 32 tỷ USD. Hãng ARM được thành lập vào năm 1990 và là một trong những công ty công nghệ cao lớn nhất tại quốc đảo sương mù. Công ty này thiết kế chip điện tử và bán bản quyền cho hàng loạt hãng nổi tiếng như Apple, Samsung hay Qualcomm.
Tuy nhiên, ngay sau đó chính quyền London đã hủy bỏ thương vụ này và cho biết ARM vẫn được mở bán cho các tổ chức và doanh nghiệp khác có nhu cầu.
Có vẻ Anh đang khá tự tin với thương vụ của ARM khi cho rằng sẽ có người mua khác hứng thú với công ty công nghệ này. Dẫu vậy, động thái hủy bỏ thương vụ với Softbank của Anh một cách tự tin lại trái ngược với sự ảm đạm trong ngành công nghệ của nước này.
Trước đây, ngành công nghệ của Anh là một trong những mảng kinh tế thành công nhất của đất nước trong một thập kỷ. Thủ đô London đã trở thành một trong những trung tâm công nghệ của thế giới với hơn 1.000 dự án khoa học kỹ thuật được đặt tại thành phố này trong khoảng 2014-2015. Con số này cao hơn rất nhiều so với 381 dự án tại Paris và 853 dự án trên toàn nước Pháp.
Riêng trong năm 2015, chính phủ Anh đã thu hút được 524 triệu Bảng Anh đầu tư cho ngành công nghệ.
Mặc dù vậy, sau khi sự kiện người Anh bỏ phiếu rời Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi Brexit, tình hình đã đảo chiều.
Cộng đồng công nghệ Anh đang khá lo lắng trước sự kiện Brexit bởi ngành này phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố tự do di chuyển lao động kỹ thuật cao từ EU. Khoảng 50% thành viên trong cộng đồng TechHub, một cộng đồng công nghệ Anh là người nước ngoài và 1/3 là đến từ Châu Âu. Rất nhiều những lập trình viên và kỹ sư công nghệ giỏi đến từ EU.
Một yếu tố nữa đang khiến nhiều người lo lắng là các startup tại Anh có thể gặp khó với những quy định hộ chiếu mới nếu muốn di chuyển giữa Anh và EU. Hiện rất nhiều công ty hay startup tại Anh đang cung cấp các dịch vụ tài chính cho EU và chuyện di chuyển giữa 2 nơi là điều cần thiết.
Với những yếu tố bất ổn trên, nguồn vốn đầu tư công nghệ vào Anh đang có xu thế chậm lại. Từ năm 2010, số vốn đầu tư mạo hiểm mà các startup tại Anh thu hút được là khoảng 5,2 tỷ USD nhưng theo hãng tư vấn Armapartners, nhiều quỹ đầu tư đang tạm dừng giải ngân hoặc chờ đợi tình hình rõ ràng hơn.
Sau sự kiện Brexit, nhiều thành phố như Paris, Berlin đang cố gắng thu hút các nhà đầu tư cũng như startup đặt trụ sở tại đây nhằm chiếm vị trí trung tâm công nghệ của London. Thông thường, các dịch vụ tài chính, nguồn vốn và trung tâm công nghệ sẽ đi cùng với nhau và đây là điều dễ hiểu khi London vừa là trung tâm công nghệ nhưng cũng là trung tâm tài chính lớn tại Châu Âu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét