7 lý do những người lười có thể thành công

Chúng ta vẫn hay cho rằng lười là không tốt. Thực tế, nhiều người lười lại đạt được những thành công lớn. Lịch sử đã đưa ra những ví dụ sống động như: Charles Darwin cực kỳ lười. Bố mẹ và giáo viên đã phải rất khổ sở khi bắt ông học ngữ pháp và toán ở trường. Ông thường ngủ gật khi vào bàn học. Ông thích câu cá và bắn chim hơn học. Khi là sinh viên đại học, ông dành phần lớn thời gian ở quán rượu. Ngay cả khi bước vào nghiên cứu khoa học, ông cũng chẳng vội chăm mà dành nhiều năm hoàn thành sản phẩm của mình.

Một ví dụ khác là Winston Churchill. Khi đi học, ông hay bị điểm kém và thậm chí không vào đại học. Ông cũng hoàn toàn không quan tâm tới thể thao và hoạt động yêu thích là ngồi trên ghế thư giãn. Sau này, ông trở thành một nhà chính trị tuyệt vời.

Carl Marks từng sống nhờ người mẹ nghèo khổ, tiệc tùng triền miên và không chịu đi làm gì. Nhưng cuối cùng, những nghiên cứu của ông đã lật đổ các quan điểm vững chãi của thế giới. Nhiều nhân vật nổi tiếng và đạt thành công vang dội khác cũng khá lười như Einstein, Newton, Picasso, Mendeleev... Điều đó chứng minh lười biếng cũng có thể là một lợi thế. Dưới đây là một số lý do người lười có thể thành công, theo Lifehack.

7-ly-do-nhung-nguoi-luoi-co-the-thanh-cong

Ảnh minh họa: Paulstallard.

Họ đầy sáng tạo

Người lười rất sáng tạo khi sắp xếp công việc của mình. Họ không muốn phí thời gian cho những thứ không cần thiết và đi thẳng vào vấn đề. Các nhân viên lười sẽ luôn tìm ra cách để tự động hóa và tối ưu hóa tất cả các quá trình cần lặp đi lặp lại trong công việc của họ. Chẳng có gì khiến người lười khó chịu hơn là một công việc đơn điệu.

Người lười luôn cố gắng làm sao cho cuộc sống dễ chịu hơn. Những người lười cuốc đất đã sáng chế ra máy cày. Người lười lau dọn tạo ra máy hút bụi. Có thể sau này người lười còn phát minh ra nhiều thứ tiện lợi khác nữa. 

Họ dám nghĩ dám làm

Thường người lười rất mạnh dạn. Họ có nhiều ý tưởng và dự án khi trong đầu không bị chất đầy quá nhiều ý nghĩ và trách nhiệm. Họ nghĩ những điều khác biệt. Với họ, điều quan trọng là quá trình làm việc đừng buồn tẻ và kết quả cuối cùng được như ý.

Họ biết lúc cần nghỉ ngơi

Điều quan trọng nhất là biết lúc nào cần thư giãn vì năng lượng người ta tiêu hao càng nhiều thì khả năng hoàn thành kế hoạch lớn càng ít. Những người lúc nào cũng tự tạo áp lực cho mình thường mau già và trí nhớ cũng sụt giảm nhanh hơn. Ngoài ra, một số nhà khoa học cho rằng dậy quá sớm khi bạn thức khuya và bắt bản thân tập luyện quá nặng sẽ có hại cho sức khỏe, đặc biệt khi bạn ngoài 40 tuổi. Vì vậy, những người lười cứ thư giãn và tiếp tục lười.

Họ thư thái hơn

Người lười không vội vàng trong bất cứ việc gì và không nhảy từ việc này sang việc kia. Họ dành thời gian hoàn thành từng việc một. Trong khi một số người sốt sắng thường dễ bị phân tán, người lười ít lo lắng hơn và điềm tĩnh làm các việc của mình. 

Họ biết rõ mục tiêu của mình

Người lười biết sắp xếp thứ tự ưu tiên và tập trung vào các mục tiêu của bản thân chứ không bị người khác thúc ép. Đơn giản là họ quá lười đến mức không muốn chú ý tới những ưu tiên của người khác nên chỉ tập trung vào việc của mình. Ngoài ra, để được có nhiều thời gian thư giãn, họ sẽ tìm ra cách đạt mục tiêu nhanh hơn.

Họ buộc phải trở nên khôn ngoan

Để lười ở cơ quan, bạn cần tìm ra cách sao cho không cần làm nhiều mà vẫn hoàn thành tốt các việc đúng hạn. Người làm công thường được chia vào các nhóm: hoặc thông minh hoặc ngốc ngếch, hoặc lười biếng hoặc cần cù. Nếu bạn thông minh và lười biếng, có lẽ bạn là nhân viên làm việc hiệu quả nhất ở công ty mình. 

Họ sử dụng các công nghệ giúp ích cho sự lười

Trong thời đại ngày nay, có rất nhiều chương trình, ứng dụng giúp chúng ta thực hiện các công việc nhanh hơn nhiều. Người lười biết tất cả những thứ này và sử dụng chúng để hoàn thành các nhiệm vụ nhanh gấp đôi bình thường. Chẳng hạn, nếu họ phải thực hiện một tài liệu, họ sẽ không ngồi gõ rồi gửi nó cho luật sư, sau đó đợi người này chỉnh sửa rồi gửi lại cho quản lý của mình xem - tất cả những việc đó tốn quá nhiều thời gian. Họ dùng ứng dụng trên mạng tạo văn bản, cho mọi người truy cập vào tài liệu đó để họ có thể chấp thuận hay cùng chỉnh sửa. Việc này đơn giản hóa toàn bộ quá trình làm việc, tiết kiệm thời gian và cho phép họ được lười lâu hơn. 

Giáo sư người Mỹ Arnold Ludwig từng phân tích hơn 1.000 người đạt các thành công lớn trong đời. Ông kết luận rằng, ngoài tài năng bẩm sinh, họ còn có khả năng... phung phí thời gian. Điều này nghe có vẻ lạ trong thời đại và với lối sống của chúng ta. Tuy nhiên, ngay cả Einstein cũng từng nói rằng sự buồn chán là một công cụ tuyệt vời để phát triển trí tưởng tượng và sự sáng tạo.

Vương Linh

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét