Trào lưu 'không mua sắm'

AustraliaAi cũng có những thứ không cần đến. Đối với Zoe Bowman ở Canberra, đó là thìa xúc trái cây.

"Một người đã hỏi tìm thìa xúc trái cây để chuẩn bị cho bữa tiệc của lũ trẻ. Tôi tìm trong ngăn kéo và thấy mình có tới ba cái", Bowman nói. "Tôi đâu cần tới ba cái thìa xúc trái cây".

Bowman nhận được tin nhắn trên qua trang web về lối sống "không mua sắm" do cô quản lý. Ở Australia, có hàng nghìn trang web như vậy. Các nhóm "không mua sắm" ra đời để hưởng ứng phong trào chống lãng phí và gắn kết cộng đồng. Chúng khuyến khích người dân trao đổi các món hàng không còn cần đến và tránh mua sắm không cần thiết, như "chiếc thìa xúc trái cây thứ ba".

"Lối sống này khiến mọi người dành thời gian suy nghĩ trước khi mua sắm", Bowman nhận định.

Minh họa: buynothingproject.

Minh họa: buynothingproject.

Phong trào "không mua sắm" khởi nguồn ở Mỹ với mục đích tạo ra nền kinh tế không tiền mặt, sau đó lan sang Australia. Về cơ bản, các nhóm "không mua sắm" phân phối hàng hóa theo nhu cầu. Trước khi nhận món đồ nào đó, người tham gia phải giải thích lý do mình cần. Người cho đồ cũng không gửi ngay cho thành viên bình luận đầu tiên mà phải chờ vài tiếng để những thành viên khác nhìn thấy bài đăng, sau đó chọn xem ai cần món đồ đó nhất.

Thành viên nào đề cập đến việc mua bán đồ đạc sẽ bị cho ra khỏi nhóm. Những bài viết về vật nuôi mất tích hay liên quan chính trị cũng không được duyệt. Mục đích sau cùng của phong trào "không mua sắm" không phải là trao đổi hàng hóa mà là xây dựng cộng đồng. Trong thế giới mà chúng ta hiếm khi quen biết hàng xóm, các hội nhóm "không mua sắm" trở thành phương tiện kết bạn với những người xung quanh. Theo quy định chung, thông tin cũng như hành vi của các thành viên được kiểm soát chặt chẽ.

Để dễ quản lý, các nhóm "không mua sắm" khi vượt quá 1.000 thành viên sẽ được chia nhỏ và một người không thể tham gia nhiều hơn một nhóm. Ví dụ, trước đây, địa bàn hoạt động của nhóm "không mua sắm" ở Canberra là một phần sáu thành phố nhưng hiện chỉ còn bao gồm ba vùng ngoại ô là Aranda, Cook và Macquarie.

Bowman nhận định Canberra rất thành công với dự án "không mua sắm", một phần vì người dân hầu hết thuộc tầng lớp trung lưu và có tư tưởng cởi mở. Cô trở thành bạn với một số người chị thường xuyên giao tiếp trong nhóm và giúp đỡ nhau giải quyết những vấn đề tốn kém.

"Một người bạn của tôi đón mẹ qua ở suốt sáu tuần nghỉ lễ Giáng sinh. Cô ấy mượn nội thất của mọi người để biến phòng ăn thành phòng ngủ cho mẹ, sau đó trả lại hoặc tiếp tục đem tặng", người phụ nữ kể.

Australia còn có các cộng đồng "không mua sắm" ở những nơi khác. Nhân viên văn phòng Anton Schirripa tham gia một trong bốn nhóm "không mua sắm" ở ngoại ô phía bắc thành phố Perth và nhờ đó đã tìm được một chiếc tủ lạnh mới cùng bốn vé đi hòa nhạc.

Theo Schirripa, cộng đồng "không mua sắm" thoải mái, đáng tin cậy. Mọi người biết tên thật của nhau và sẵn sàng để cửa mở cho thành viên khác tới lấy đồ. Một lần, Schirripa đến xin đồng hồ treo tường của một phụ nữ trong nhóm. Chị này nhận ra anh sắp chuyển sang nơi khác mà rất thiếu đồ đạc nên cho Schirripa một chiếc bàn cà phê.

Dù các nhóm "không mua sắm" đều nhằm mục đích tốt, Schirripa đôi lúc gặp phải những trường hợp kỳ lạ. Ví dụ, một số thành viên đăng cho những hũ gia vị đã dùng hết một nửa và rất nhiều người tới xin.

Gemma Hardie cũng chứng kiến hiện tượng tương tự trong nhóm "không mua sắm" ở Elwood và St Kilda, ngoại ô Melbourne. "Bạn không thể cho đi những thứ vớ vẩn như thế được", cô nói.

Hardie gia nhập nhóm "không mua sắm" để bớt tiêu thụ hàng hóa. Thi thoảng, cô tự hỏi liệu có nên trao đổi hàng hóa trong nội bộ tầng lớp trung lưu hay nên đem tặng những người thực sự thiếu thốn.

Hawthorn, một vùng ngoại ô khác của Melbourne không có nhóm "không mua sắm" nên Danielle Chubb và hàng xóm tham gia một nhóm chống lãng phí. So với nhóm "không mua sắm", nhóm này bảo vệ môi trường quyết liệt hơn.

"Nếu tôi nói mình có hộp đựng 16 quả trứng, sẽ có người hỏi xin ngay vì họ rất đam mê tái chế", Chubb tiết lộ.

Qua nhóm này, Chubb tìm được guồng cuộn vòi nước mới cho khu vườn của mình mà không tốn một xu.

"Bạn nhận ra có nhiều người chung ý tưởng đang sống gần mình", Chubb nói về cảm giác sau khi gia nhập nhóm. "Chúng tôi không quen biết ngoài đời nhưng hiểu rõ con người nhau. Điều đó thật tuyệt vời".

Thu Nguyệt (Theo The Guardian)

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét