Ghi nhớ là khả năng hoàn toàn có thể cải thiện nếu có sự rèn luyện bằng những phương pháp hợp lý.
Nếu trẻ có trí nhớ kém, cha mẹ cần phải tìm nguyên nhân. Nhìn chung, sẽ có những lý do sau:
Thiếu dinh dưỡng
Một số trẻ bị suy dinh dưỡng trong quá trình phát triển, nhưng cha mẹ không chú ý bổ sung. Trong khi đó, trí nhớ của trẻ liên quan mật thiết đến sự phát triển của não bộ.
Không tập trung
Ngồi trong lớp, cô giáo nhắc đi nhắc lại về kiến thức, nhưng trẻ không tập trung thì không thể nhớ được, vì chỉ khi chú ý thì não bộ mới lưu lại ấn tượng.
Trẻ không hứng thú
Ở một số khóa học, trẻ chỉ miễn cưỡng tiếp nhận theo yêu cầu của cha mẹ. Chưa thực sự hứng thú, trong lòng chúng sẽ nảy sinh phản kháng dẫn đến khả năng tiếp thu kiến thức kém đi.
Trí nhớ là chìa khóa thành công của trẻ, nếu trí nhớ kém, trẻ có thể làm nhiều việc vô ích. Vì vậy, muốn thay đổi tình trạng này, cha mẹ cần cố gắng xây dựng "Cung điện ký ức" cho con.
Đây là một kỹ thuật của phương Tây, sử dụng cảnh vật, sự việc quen thuộc để giúp trẻ ghi nhớ, nhằm tăng cường và cải thiện trí nhớ.
Các bước thực hiện kỹ thuật này bao gồm:
Học cách thay đổi tư duy
Học thuộc để ghi nhớ sẽ khiến trẻ cảm thấy quá nhàm chán, mất hứng thú học tập. Vì vậy, trí nhớ và khả năng tập trung sẽ giảm sút. Nếu con bạn rơi vào trường hợp này, hãy giúp trẻ thay đổi tư duy.
Bạn có thể dạy con biến từ ngữ thành đồ họa, những thứ chúng thích hoặc quen thuộc. Khi thông tin được não bộ tiếp nhận, trí nhớ cũng sẽ cải thiện.
Viết ý chính
Cha mẹ có thể dạy con viết ra những ý chính, tìm các đoạn quan trọng trong văn bản, đánh dấu theo thứ tự rồi ghi nhớ. Cách này giúp con chỉ cần nhớ những gạch đầu dòng là có thể lưu lại toàn bộ văn bản. Thuộc lòng nhanh giúp con cải thiện tốc độ và hiệu quả học tập.
Tổng kết kiến thức
Trong quá trình học, trẻ phải tiếp thu nhiều kiến thức khác nhau. Việc này khiến não bộ rất khó ghi nhớ nhanh mọi kiến thức, đồng thời thông tin lưu lại sẽ dễ lộn xộn.
Cha mẹ hãy hướng dẫn con tóm tắt kiến thức đã học, tập hợp chúng một cách trật tự, cố gắng nhớ và sắp xếp chúng trong não. Điều này không chỉ giúp trẻ ấn tượng sâu sắc hơn về những thứ tiếp nhận mà còn nâng cao khả năng tư duy.
Nhật Minh (Theo Sina)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét