"Điểm yếu của bạn?", "Đồng nghiệp nhận xét bạn thế nào?", hay "bạn có muốn hỏi gì không?"... là những câu các nhà tuyển dụng hay hỏi, nhưng không phải ai cũng biết cách đáp.
Dựa trên các website tìm kiếm việc làm, bài báo của nhà tuyển dụng và ý kiến của người dùng internet, Bright Side đã tìm ra câu trả lời những câu hỏi hóc búa nhất mà bạn có thể được hỏi trong một cuộc phỏng vấn xin việc.
Điểm yếu của bạn là gì?
Đừng đùa cợt về những điểm yếu của bạn và chê cười chúng, hãy thừa nhận chúng một cách trung thực. Điều tuyệt vời nhất một người phỏng vấn trông đợi là biết bạn đã biến điểm yếu thành ưu điểm thế nào.
Ví dụ, một năm trước, trình độ tiếng Anh khá tệ, nhưng bạn đã đăng ký các khóa học và hiện có thể nói ngôn ngữ này trôi chảy. Không có người hoàn hảo, nhưng nhà tuyển dụng đánh giá cách bạn trưởng thành: Thừa nhận những điểm chưa hoàn hảo và chăm chỉ cải thiện.
Đồng nghiệp nhận xét về bạn thế nào?
Có lẽ một người sẽ muốn nói những lời mỉa mai hoặc công khai khen ngợi bản thân khi gặp câu hỏi này. Nhưng bạn không nên làm vậy. Mục tiêu của nhà tuyển dụng là tìm hiểu xem liệu ứng viên có thể tự đánh giá bản thân một cách khách quan hay không.
Bạn có thể trả lời câu hỏi theo cách sau: "Tôi nghĩ mọi người đánh giá cao... ở tôi nhất" và liệt kê những điểm mạnh của bạn ở (...) này. Chẳng hạn bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp làm hoàn thành việc gì đó? Sẽ thật hoàn hảo nếu nói về nó. Câu trả lời này có vẻ không có gì khoe khoang, nhưng lại là cơ hội khác để bạn thể hiện năng lực của mình.
Nếu là một loại trái cây, bạn sẽ làm gì?
Mục đích của những câu hỏi trừu tượng này là xem phản ứng của ứng viên trong thời gian thực. Họ sẽ bối rối, phủ nhận câu hỏi hoặc nói rằng họ không hiểu câu hỏi....
Tất cả những điều này có thể cho nhà tuyển dụng thấy một người có khả năng là nhân viên của mình sẽ hành xử như thế nào trong những tình huống bất ngờ. Không có câu trả lời đúng cho loại câu hỏi này.
Không quan trọng bạn sẽ chọn cam hay táo (tuy nhiên, nếu bạn đặt tên cho một loại trái cây lạ nào đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá cao suy nghĩ "vượt ra khuôn khổ" của bạn). Điều quan trọng nhất là đừng lo lắng mà hãy trả lời bình tĩnh, mỉm cười và giải thích câu trả lời của bạn.
Hãy mô tả mình bằng một cụm từ?
Bạn có thể sử dụng cả tính từ và danh từ để mô tả bản thân. Đừng chọn chúng một cách ngẫu nhiên mà hãy dựa trên vị trí tương lai của bạn. Nếu đang nhắm đến vị trí trưởng phòng, hãy trả lời: "Người lãnh đạo". Cũng có những câu trả lời phổ biến như "người thực tế" hoặc "người hướng ngoại".
Nếu công ty ngừng trả tiền, bạn có tiếp tục làm việc không?
Thông thường, nhiều ứng viên trả lời "có" vì nghĩ đây chính xác là những gì nhà tuyển dụng tiềm năng đang mong đợi - sự cống hiến và cam kết.
Nhưng trong thực tế, đôi khi nhà tuyển dụng lại muốn tìm một nhân viên biết giá trị của các kỹ năng chuyên môn của mình. Đó là lý do tại sao câu trả lời đúng là "Không".
Bạn có câu hỏi nào không?
Câu hỏi này thường kết thúc cuộc phỏng vấn. Sẽ thật hoàn hảo nếu bạn chuẩn bị trước xem nên hỏi nhà tuyển dụng điều gì. Đừng đặt câu hỏi về những điều bạn có thể dễ dàng tìm thấy câu trả lời trong thông tin tuyển dụng hặc trên trang web của công ty.
Bạn có thể hỏi lý do tại sao nhân viên trước đây ở vị trí này rời đi. Điều này giống như một mũi tên trúng hai đích: bạn sẽ chứng minh được mình có kỹ năng phân tích và sẽ có thể tránh được sai lầm của người tiền nhiệm khi bắt đầu công việc.
Nhật Minh (Theo Brightside)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét