Làm thế nào để chấm dứt một mối quan hệ?

Người ta thường nói, nếu chưa trải qua cảm giác đau đớn, tức là bạn chưa yêu thật lòng. Đây là một trong những cảm giác khó chịu nhất khi chấm dứt một mối quan hệ.

Đau lòng là cảm xúc cuối cùng mà một người phải đối mặt khi kết thúc mối quan hệ không thể nào cứu vãn. Thực tế là con người ta đôi khi không muốn trải qua nỗi đau, hoặc vì sợ cô đơn nên tìm cách trì hoãn cuộc chia tay. Đôi khi, bản thân chúng ta níu kéo một mối quan hệ đã tan nát, chỉ vì ám ảnh, chứ không hẳn là vì yêu.

Ảnh: Shutterstock.

Đôi khi không muốn trải qua nỗi đau, hoặc vì sợ cô đơn nên một số người tìm cách trì hoãn cuộc chia tay dù mối quan hệ đã "không thể cứu vãn nổi". Ảnh: Shutterstock.

Trên thực tế, đừng nên bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo từ chính nội tâm, cho bạn biết rằng chuyện tình cảm đang không ổn. Nếu bỏ qua những dấu hiệu này có nghĩa là bạn không chỉ đang chôn vùi cảm xúc mà còn hy sinh hạnh phúc của bản thân, bởi một mối quan hệ không còn phù hợp. Có thể nói, bạn đầu tư vào một tương lai không tồn tại.

Bhavna Bharvani, một chuyên gia tư vấn tâm lý học lâm sàng người Mỹ cho biết, có những dấu hiệu mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua, khi nó cho thấy sự kết thúc không thể nào tránh khỏi của mối quan hệ.

Thứ nhất, đó là khi một trong hai phía thiếu sự sẵn sàng, cố gắng để vun đắp mối quan hệ. "Khi một người không sẵn sàng thử và nỗ lực để mối quan hệ tồn tại thì rất ít khả năng có thể xây dựng lại mối quan hệ đó", Bharvani nói.

Dấu hiệu thứ hai là tình cảm của một trong hai phía giảm đi, họ cảm thấy thờ ơ hoặc lãnh đạm với đối tác của mình: "Điều này có thể biểu hiện ở việc nhìn thấy nhau là khó chịu, không có tiếng nói chung, không thể nào tận hưởng thời gian bên nhau".

Dấu hiệu thứ ba, theo chuyên gia, là khi mối quan hệ trở nên độc hại, có dấu hiệu của sự lạm dụng tình cảm, tình dục, thì đây là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ không còn khả năng sửa chữa.

Vị chuyên gia mô tả rõ hơn về dấu hiệu thứ ba: "Sự hành hạ tinh thần đối tác bằng lời nói có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, ví dụ thường xuyên chế giễu, khinh thường đối phương, khiến nửa còn lại cảm thấy sợ hãi đối tác của mình. Điều này gây cho đối phương cảm giác đang đi trên vỏ trứng, không có chỗ dựa". Bharvani khẳng định, trừ phi đối tác nhận ra rằng mình đang làm tổn thương đối phương và phải tìm cách khắc phục, bằng không, kết thúc mối quan hệ là điều cần phải làm.

Bharvani đưa ra những lời khuyên để có thể đi đến quyết định chia tay. Theo cô, điều quan trọng là cần phải chia sẻ rõ ràng về những suy nghĩ, mối bận tâm mình có về mối quan hệ, trước khi chấm dứt. Khi bạn có bất cứ trăn trở, ưu tư nào, nên chủ động gợi mở cuộc trò chuyện với đối tác, xem có thể giải quyết được vấn đề hay không.

Tuy nhiên, sau những cuộc trò chuyện này, nếu bạn vẫn quyết định chấm dứt mối quan hệ, cần có sự chuẩn bị tinh thần cho đối tác của mình bằng cách nhắn tin cho họ trước khi gặp mặt và cho họ biết bạn muốn trò chuyện.

"Đừng chỉ âm thầm, lặng lẽ mà rút lui, hay làm lơ đi, hoặc tránh tiếp xúc với hy vọng họ sớm hiểu ý của bạn. Hãy nói trực tiếp, thẳng thắn với họ. Khi bạn đã quyết tâm, nên làm điều đó càng sớm càng tốt, và cố gắng không tính toán thời gian cho những sự kiện đặc biệt, như sinh nhật, ngày tình nhân... . Cách tôn trọng nhất để chia tay là trò chuyện trực tiếp, trừ trường hợp bất khả kháng. Nên thực hiện việc này trong một không gian riêng tư".

Một số người nghĩ rằng tốt nhất là nên chia tay ở nơi công cộng, vì sợ hãi phản ứng tình cảm mà đối tác có thể có. Tuy nhiên, điều quan trọng là cho đối tác của bạn không gian, sự riêng tư cần thiết để nói về những cảm xúc của mình. Đương nhiên điều này được thực hiện với điều kiện người đó không có xu hướng bạo lực, hung hăng. Và hãy nhớ, trong cuộc trò chuyện chia tay, cần phải tử tế, cảm thông. Nên cố gắng chia sẻ những điều tích cực để tránh gây ra những nỗi đau không đáng có.

Ảnh: Shutterstock.

Sau khi nói lời chia tay, cần phải cắt đứt liên lạc, tập trung vào bản thân, nhắc nhở bản thân tại sao mọi chuyện lại kết thúc, và hạn chế tối đa những điều thôi thúc bạn suy nghĩ về người cũ. Ảnh: Shutterstock.

Đối với câu hỏi cần đưa bao nhiêu chi tiết về lý do chia tay, Bharvani đưa ra lời khuyên: "Điều này phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ. Đôi khi chỉ cần nói: "Em không thấy tương lai của mối quan hệ" là đủ. Tuy nhiên, quan trọng là cần phải cân bằng giữa sự trung thực trong những lý do của bạn và việc không gây đau đớn một cách không cần thiết. Đừng chỉ trích tính cách của đối phương. Nếu bạn chia tay với người vẫn yêu, muốn ở bên bạn, càng cần phải xử lý tình huống một cách tế nhị".

Bharvani nói, sau khi nói lời chia tay, cần phải cắt đứt liên lạc, tập trung vào bản thân, nhắc nhở bản thân tại sao mọi chuyện lại kết thúc, và hạn chế tối đa những điều thôi thúc bạn suy nghĩ về người cũ. Điều này sẽ giúp bạn hướng tới tương lai và tìm kiếm những điều tốt đẹp hơn cho chính mình.

Thùy Linh (Theo SCMP)

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét