Người Việt ở nước ngoài may khẩu trang tặng cộng đồng

Ỏ Mỹ, Kati Nguyen tự làm và dạy người Việt may khẩu trang tặng các bệnh viện, còn ở Nga, anh Bằng thay mặt các doanh nghiệp Việt phát khẩu trang ở nơi công cộng.

Các cửa hàng, quán xá ở Tamaco, bang Washington đã đóng cửa im ỉm, nhưng trong tiệm may hơn 80 m2 của gia đình chị Kati Nguyen, một thợ may 25 năm tay nghề, tiếng máy may vẫn chạy đều đều. Từ ba tuần nay, khi bắt đầu bùng phát tại Mỹ, chị Kati may khẩu trang vải cho người thân và bán cho khách hàng.        

"Xem thời sự thấy bệnh viện thiếu khẩu trang, những người bạn làm bác sĩ, y tá của tôi cũng nói nguồn khẩu trang y tế khan hiếm nên tôi may tặng", chị Kati giải thích đơn giản. Dù đơn đặt hàng các sản phẩm khác còn kéo dài nhiều tháng, chị vẫn quyết "dẹp qua một bên" để tập trung may khẩu trang.

Một mình may không xuể, chị lên các hội nhóm của cộng đồng người Việt Nam tại bang Washington kêu gọi hỗ trợ. Không ngờ mọi người hưởng ứng rất nhiệt tình. Quanh ngôi nhà hơn 4.000m2 của gia đình chị, ô tô đậu kín. Nhiều người Việt từ khắp tiểu bang chạy xe hơn một giờ đồng hồ đến học may, tặng nguyên liệu.

Tiệm may đông người đến học, để tránh tụ tập đông người, chị phải chuyển sang một vị trí khác rộng rãi hơn. Nhiệt độ ngoài trời có khi xuống dưới 10 độ C, điểm may mới chưa có máy sưởi công suất lớn. Nhóm người phải ngồi cách xa nhau, chỉ được làm ấm bằng máy sưởi nhỏ nhưng đến ngày một đông. Có người còn mang theo 5-6 máy khâu cho mình và những người khác đến học.

Khẩu trang vải nhóm người Việt may có cả tấm lọc kháng khuẩn để đảm bảo vệ sinh. "Khẩu trang rất dễ may, nhưng hồi đầu thiếu chun để làm quai, chúng tôi phải cắt vải ra dùng nên mất thời gian. Hiện tại nguyên liệu đã đủ", chị nói.

Chị Kati Nguyễn thu xếp số khẩu trang vải các nhóm gửi về để chuyển đến bệnh viện. Các nhân viên y tế thường dùng khẩu trang này để bọc ra ngoài khẩu trang y tế họ sử dụng, nhằm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập khi không có nhiều để thay thế, chị nói. Ảnh: Kati Nguyễn.

Chị Kati Nguyen thu xếp số khẩu trang vải các nhóm gửi về để chuyển đến bệnh viện. "Các nhân viên y tế thường dùng khẩu trang này để bọc ra ngoài khẩu trang y tế họ sử dụng, nhằm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập khi không có nhiều để thay thế", chị nói. Ảnh: Kati Nguyen.

Sau khi các nhóm đã thạo cách may, Kati đề nghị mọi người giải tán theo khuyến cáo của chính phủ. Nhiều nhóm đã biết cách may thì chủ động lo nguyên liệu, tìm điểm phát tặng. Một số nhóm đến tiệm của Kati nhận nguyên liệu về nhà may, sau đó mang sản phẩm đến để chị chuyển cho nơi cần.

Thời gian đầu, bà chủ tiệm may tự bỏ tiền túi sản xuất khẩu trang tặng. Sau đó bạn bè, những người biết đến hoạt động của chị tặng nguyên liệu, đồ ăn, ủng hộ tiền để Kati làm quà tặng nhân viên y tế. Hiện đã có 54 bệnh viện, phòng khám và viện dưỡng lão... được nhóm của chị tặng trên 10.000 khẩu trang vải.

Nhân viên y tế tại mộ bệnh viện của Mỹ sử dụng khẩu trang y tế do nhóm của Kati Nguyễn gửi tặng. Ảnh: Kati Nguyễn.

Nhân viên y tế tại mộ bệnh viện của Mỹ sử dụng khẩu trang y tế do nhóm của Kati Nguyễn gửi tặng. Ảnh: Kati Nguyễn.

Nancy Ann - y tá làm việc trong một bệnh viện tại Mỹ cho biết công việc của cô rất cần khẩu trang. Nhưng Nancy chỉ có một cái dùng trong suốt ca làm việc 12 giờ đồng hồ của mình. "Tôi cảm thấy vừa nóng, vừa ẩm ướt lại vô cùng bất tiện. Chúng tôi rất ngạc nhiên và biết ơn các bạn vì đã tặng khẩu trang miễn phí cho các bệnh viện", cô viết lời tri ân nhóm của Kati Nguyen.

Rất nhiều tờ báo của người Việt ở nước ngoài và báo chí Mỹ đã đưa tin về hoạt động may khẩu trang của cộng đồng người Việt tại bang Washington. Đọc báo, ông David Ellitott ở Seatle chạy xe hơn một giờ đồng hồ đến Tamaco chỉ để nhận của Kati một khẩu trang vải.

"Ông đưa cho tôi 50 USD trả công, nhưng tôi nói chỉ tặng, không nhận tiền. Ông ấy rớm nước mắt, nhờ tôi góp tiền này mua thêm nguyên liệu may khẩu trang tặng các bệnh viện. Về nhà, ông ấy vẫn nhắn tin cảm ơn rối rít", Kati kể.

Hơn chục ngày qua, thói quen tự tay chuẩn bị bữa trưa và bữa tối cho chồng của chị Kati không còn. Thay vào đó, anh Kevin Barnett còn phải mang vác giúp vợ nguyên vật liệu may khẩu trang. Không những không phàn nàn, anh chồng kỹ sư viễn thông còn tự hào khoe với bạn bè, mẹ ruột về việc làm của cô vợ Việt và gọi Kati là "anh hùng".    

Cuối tháng 3, Covid-19 diễn biến phức tạp ở Nga. Anh Hồ Sỹ Bằng đi khắp các hiệu thuốc mua khẩu trang nhưng không ai bán. Nhân viên hiệu thuốc cũng không có khẩu trang đeo. Anh Phó chủ tịch Hội đồng hương Nghệ An ở Matxcova lên mạng xã hội kêu gọi cộng đồng người Việt chung tay sản xuất khẩu trang cung cấp cho bà con bằng giá thành sản xuất.

Lập tức, Bằng nhận được hàng loạt các cuộc gọi từ các ông chủ doanh nghiệp may mặc Việt ở ngoại ô Matxcova nói sẵn sàng may khẩu trang tặng miễn phí. Họ nhờ anh đảm nhiệm khâu tiếp nhận và phân phát. Ông Phan Hùng - chủ xưởng sản xuất đồ thể thao với hơn 100 công nhân và anh Bằng chưa từng biết nhau trước đó - đã kết nối qua mạng xã hội khi có chung mục đích.

Ông Hùng cho biết khi Covid-19 bùng phát, ông nhận được nhiều hợp đồng của các đơn vị đề nghị may khẩu trang nhưng từ chối vì không được cấp phép may sản phẩm này. Đến cuối tháng 3, Chủ tịch hội đồng liên bang cho phép các doanh nghiệp được phép may khẩu trang, không cần xin giấy phép để cung ứng cho nhu cầu thị trường.     

"Tôi thấy khẩu trang thiếu rất nhiều, trong khi nguyên liệu của mình lại có sẵn nên quyết định may tặng miễn phí. Để đảm bảo chất lượng, chúng tôi dành một ngày vệ sinh toàn bộ công xưởng trước khi sản xuất", ông Hùng nói. Hiện doanh nghiệp của ông đã may tặng 17.000 khẩu trang miễn phí. 

Khẩu trang vải của người Việt may được đặt dưới sân khu dân cư ở Nga kèm với chú thích Nếu cần bạn có thể lấy 1-2 chiếc, kèm hướng dẫn sử dụng. Ảnh: Sỹ Bằng.

Khẩu trang vải của người Việt may được đặt dưới sân khu dân cư ở Nga kèm với chú thích "Nếu cần bạn có thể lấy 1-2 chiếc", kèm hướng dẫn sử dụng. Ảnh: Sỹ Bằng.

Anh Hồ Sỹ Bằng cho biết, ngoài ông Hùng, còn có 6 chủ doanh nghiệp người Việt khác may khẩu trang tặng cho người Việt và người Nga. Một số doanh nghiệp, nhà hảo tâm quyên tiền dùng làm kinh phí mua thực phẩm thiết yếu, thuốc men cho người Việt đang phải cách ly chủ động.

Nhóm của anh Bằng thường đặt khẩu trang ở các tiệm thuốc, các tòa nhà với thông điệp "Khẩu trang miễn phí. Hãy lấy 1-2 cái nếu bạn cần". Để đảm bảo an toàn khi cấp phát, nhóm của anh Bằng nhắc nhau đeo khẩu trang, găng tay và tránh tiếp xúc gần với người nhận. Họ cũng hướng dẫn người dùng cách sử dụng, tẩy giặt để đảm bảo vệ sinh. 

"Có lần tôi đem tặng nhân viên hiệu thuốc gần nhà khẩu trang vải. Họ bất ngờ, tay ôm ngực thốt lên 'Anh là người hùng, là thiên thần của chúng tôi'", anh Bằng kể.

Bà Natalia trưởng đại diện của khu dân cư có 1.500 người sống ở vùng hồ Malakhovskoe cho biết, đã nhận được 500 chiếc khẩu trang anh Bằng gửi tặng và đang muốn xin thêm 100 chiếc nữa.

"Từ tận trái tim, những người dân vùng hồ Malakhovskoe gửi lời cảm ơn đến các bạn vì đã tặng số khẩu trang miễn phí này cho chúng tôi. Chúng tôi đã thông báo đến các cư dân về tấm lòng của các bạn. Cảm ơn rất nhiều. Mong các bạn luôn khỏe mạnh để làm thêm nhiều điều tử tế", bà Natalia nói.

Phạm Nga  

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét