Theo Sohu, Wen Fuliang (62 tuổi) là nghệ nhân điêu khắc và được xem là một trong những chuyên gia kinh tế ngân hàng đầu tiên ở Trung Quốc. Khi Wen còn trẻ, đối với ông, trứng luộc quý giá hơn những bức tranh rất nhiều. Thế nhưng, đôi khi ông cũng vẽ một số động vật nhỏ trên vỏ trứng, sau đó sử dụng một con dao để khắc tranh, như thú vui của trẻ con. Khi đó cậu bé Wen Fuliang thấy rằng bức tranh trên vỏ trứng cần được khắc sâu để không bị bay màu, đó cũng có thể là sự khai sáng cho nghệ thuật khắc trứng của ông.
Thuở nhỏ, ông Fuliang coi khắc trứng như một trò chơi, đến nay, nó khiến ông trở thành triệu phú. Ảnh: Sohu. |
Mặc dù Wen Fuliang đã tham gia vào công việc ngân hàng, niềm đam mê nghệ thuật chưa bao giờ bị ông bỏ lại. Trong sự suy thoái kinh tế vào những năm 1990, Wen Fuliang từ chức ở ngân hàng, đi đến một công ty ở tỉnh Thiểm Tây, và bắt đầu việc thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ. Đến năm 1995, Wen Fuliang chính thức bắt đầu con đường điêu khắc của riêng mình.
Với gỗ và đá, ông đều có lượng sản phẩm danh tiếng nhất định. Nhưng chạm khắc trứng là một sự cá biệt. Lúc đầu, Wen Fuliang chỉ coi việc khắc trứng như rèn luyện tay nghề, vì những tác phẩm từ trứng có giá thấp. Rất khó khăn để biến những quả trứng mỏng manh kia trở nên có giá trị.
Quả trứng làm trong 8 tháng, có thiết kế đèn bên trong. Ảnh: Sohu. |
"Khi thực sự chú tâm hơn để tạo ra sản phẩm đẹp, tôi thấy rằng việc sử dụng vỏ trứng để làm điêu khắc thật tuyệt vời. Ở giai đoạn mới nghĩ ra ý tưởng này, chế độ ăn uống hàng ngày của gia đình chỉ có món trứng, trứng chiên, trứng luộc, bánh trứng,... Tôi còn gửi trứng ở nhà người thân và bạn bè, có một số người cũng tỏ ra khá khó chịu", ông kể.
Vấn đề nguồn nguyên liệu được giải quyết khi ông tìm thấy một cửa hàng bánh để hợp tác. Trong thực tế, khắc trứng cũng tương tự như vi khắc (khắc hình siêu nhỏ). Để thấy rõ những hình ảnh trên vỏ trứng nhỏ, phải có loại kính lúp phóng to lên 20 lần.
Vỏ trứng rất mỏng manh, chỉ cần một nét chạm sai, cả vỏ sẽ hỏng. Do đó, khi Wen Fuliang làm việc, ông phải đóng tất cả các cửa ra vào và cửa sổ, tắt điện thoại và loại bỏ mọi can nhiễu. Mặc dù vậy, việc làm lỗi sản phẩm cũng không thể tránh được. Điều đáng buồn nhất là những lỗi nhỏ đó lại rơi vào giai đoạn cuối cùng, buộc ông phải làm đi làm lại không ít lần, Có thể thấy, giá trị của quá trứng còn nằm ở sức chịu đựng của người đàn ông này.
Mỗi quả trứng đều có giá hàng chục nghìn đô, nhưng người mua vẫn nhiều đến mức ông không làm kịp để bán. Ảnh: Sohu. |
Tất cả những nỗ lực này là xứng đáng. Nhiều tác phẩm của Wen Fuliang đã được các nghệ sĩ mua với giá cao, họ còn tặng cho khách nước ngoài như một món quà quốc gia. Bởi vì công việc khắc trứng mất nhiều thời gian, thường mất 3 đến 10 tháng, các tác phẩm điêu khắc trứng của Wen Fuliang có thể được bán tới 100.000 tệ (335 triệu đồng). Có những ngày người mua nhiều, ông không có đủ sản phẩm để bán.
Gần đây, nhiều bạn trẻ đã tìm đến muốn học. Wen Fuliang nói rằng ông đã thu thập sáu đệ tử, nhưng cuối cùng không có ai đủ kiên nhẫn để theo được.
"Bởi vì nghề này rất khắc nghiệt, nó có thể không phải là một công việc kiếm ra tiền trong 3 hay 5 năm đầu", Wen Fuliang vẫn rất lo lắng về sự thừa kế của nghệ thuật chạm khắc trứng.
Trọng Nghĩa
0 nhận xét:
Đăng nhận xét