Lại thêm một vụ robot giết người xảy ra, báo động một nguy cơ tiềm ẩn không hề nhỏ trong việc ứng dụng robot vào sản xuất.
Ứng dụng robot vào lĩnh sản xuất, đặc biệt là ngành ô-tô mang lại nhiều sự thay đổi tích cực. Những con số thống kê chỉ ra sự khác biệt năng xuất giữa con người và robot, nhưng nó không cho thấy nguy cơ tiềm ẩn.
Vụ án robot giết người chấn động năm 2015
Năm 2015, tờ The Guardian đưa tin, một con robot đã túm lấy một nhân viên là bà Wanda Holbrook, ấn đầu nạn nhân vào giữa hai phần linh kiện, một phần robot mang theo và một phần có sẵn trên máy lắp ráp, gây tử vong tại một nhà máy sản xuất linh kiên xe hơi ở Đức.
Được biết, "hung thủ" được giao nhiệm vụ lắp ráp ở khu 130 nhưng lại chủ động rời khỏi vị trí làm việc, vượt qua các cánh cửa ngăn cách giữa các khu, tiến tới khu 150 và "ra tay" sát hại nạn nhân.
Ở thời điểm đó, nhiều người tin rằng đó là một tai nạn, tuy nhiên vụ việc có diễn biến mới. Cụ thể, chồng của nạn nhân, ông William Holbrook, đã đệ một đơn kiện lên Tòa án liên bang Michigan, cáo buộc 5 công ty tạo ra chương trình robot giết người.
Ông William cho rằng đó là do các nhà sản xuất đã không lường trước được sự nguy hiểm của robot. Trước đó, các chuyên gia đều cho rằng đây là lỗi của con người, tức nạn nhân, người có năm kinh nghiệm làm nhân viên kỹ thuật, chứ không phải do robot.
"Các robot không tự hoạt động theo ý định của nó và không tấn công ai trừ khi nó được lập trình để làm như vậy”, giáo sư Noel Sharkey, chuyên gia về AI và robot tại Đại học Sheffied (Anh) khẳng định.
Robot gây án: Người hay vật chịu tội?
Ông William đưa đơn kiện các công ty sản xuất vì một lý do hiển nhiên, đó là chẳng thể kết án một con robot. Vợ ông vĩnh viễn ra đi với một lý do đơn giản là "tai nạn nghề nghiệp". Phải chăng cần một "bộ luật đặc biệt" dành cho trí tuệ nhân tạo?
Nhà khoa học viễn tưởng Isaac Asimov từng đề xuất vào cuối năm 2015 một "bộ luật robot" đầu tiên. Luật này có ba điều: Thứ nhất, robot không được làm tổn hại đến con người hoặc qua hoạt động đẩy con người tới sự tổn hại. Thứ hai, robot phải tuân theo mệnh lệnh của con người, trừ trường hợp trái với điều luật thứ nhất. Thứ ba, robot phải bảo vệ sự tồn tại của nó miễn là không mâu thuẫn với điều luật thứ nhất và thứ hai.
Tranh cãi nổ ra, các chuyên gia cho rằng bộ luật trên sẽ ngày càng trở nên vô giá trị vì robot tương lai ngày càng thông minh hơn, đồng nghĩa với việc "khó bảo" hơn.
Robot do con người tạo ra, cho nên thay vì đặt câu hỏi “Cách nào tốt nhất để làm cho robot có đạo đức?” thì nên hỏi “Cách nào có đạo đức nhất khi tạo ra robot?”. Cụ thể hơn là thay vì điều chỉnh hành vi robot thì cần hướng tới điều chỉnh hành vi người sản xuất và người sử dụng.
Theo tiến sĩ vật lý Ron Chrisley, dù robot có gây nên những tai nạn đáng tiếc thì lỗi vẫn là ở con người. Do đó, nhà sản xuất cần chịu trách nhiệm, cũng như phải cải thiện khâu sản xuất nhằm tránh nhưng sự việc đáng tiếc như của bà Wanda Holbrook.
Nhà khoa học lừng danh Stephan Hawking từng cảnh báo nguy cơ robot sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) thống trị loài người trong 100 năm nữa. Thậm chí trong phát biểu mới nhất, thiên tài vật lý này còn lo lắng cho rằng một "chính phủ liên thế giới" có thể là hy vọng duy nhất của chúng ta trong việc chống lại các hiểm họa đối với nhân loại trong tương lai. |
Nguyên Sang / Ngaynay.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét