Thống kê của Hemank Lamba và đồng sự tại Đại học Carnegie Mellon, Pittsburgh cho biết 73 người đã thiệt mạng do chụp selfie chỉ trong tám tháng đầu 2016.
Với gần 24 tỷ ảnh selfie được đăng tải trên Google Photos năm ngoái, chụp tự sướng đã trở thành khuynh hướng chung khi smartphone với camera trước có mặt.
Tuy nhiên, xu hướng này tiềm ẩn tấn bi kịch không lường trước. Năm 2014, 15 chết khi chụp selfie, năm 2015, con số lên đến 39 người, và chỉ trong tám tháng đầu 2016, 73 người đã thiệt mạng. Điều này cũng có nghĩa là số người chết khi chụp selfie còn lớn hơn bị cá mập tấn công.
Câu hỏi đặt ra, người trong cuộc đã thiệt mạng như thế nào, và liệu có cách để ngăn chặn các tại nạn tương tự hay không.
Hemank Lamba cùng một số đồng nghiệp tại Đại học Carnegie Mellon, Pittsburgh đã tìm hiểu sự thật đằng sau những cái chết do selfie và tìm cách cảnh báo chụp hình tự sướng thực sự là vấn đề mang nhiều nguy hiểm.
Nhóm nghiên cứu bắt đầu bằng cách thu thập dữ liệu từ các vụ chết người do chụp hình tự sướng từ báo chí khắp nơi trên thế giới. Báo cáo cũ nhất họ thu thập được xuất bản vào 3/2014.
Bằng cách này, họ tìm thấy 127 vụ chết người, rồi phân tích từ địa điểm, nguyên nhân và số người chết trong mỗi vụ.
Theo khảo sát, phần lớn xảy ra tại Ấn Độ, với 76 vụ, tức chiếm hơn nửa trong tổng số. Tiếp theo là 9 vụ tại Pakistan, 8 vụ tại Mỹ và 6 vụ xảy ra tại Nga.
Nguyên nhân thường gặp nhất là người chụp ngã từ trên cao do thú vui mạo hiểm của nhiều người muốn chụp từ vách đá hoặc trên nóc tòa nhà cao tầng.
Chết nước cũng là nguyên nhân phổ biến. Nhiều vụ cũng liên quan đến nước và độ cao, chẳng hạn nhảy xuống biển từ độ cao nhất định.
Đặc biệt, tại Ấn Độ, không ít cái chết do chụp ảnh xảy ra ở đường tàu, bởi ở đất nước này, người ta tin rằng chụp ảnh bên đường ray với những người bạn thân là minh chứng cho một tình bạn lãng mạn và vĩnh cửu.
Lamba và đồng sự cũng cố gắng nhận diện dấu hiệu các địa điểm gây nguy hiểm nếu selfie, bằng cách kiểm tra đặc điểm dữ liệu và sử dụng thuật toán lọc từ các bức selfie khác từ Twitter.
Với thử nghiệm này, họ cho ra thuật toán với 3.000 bức ảnh trên Twitter và đánh giá chúng có nguy cơ dẫn đến nguy hiểm hay không. Nhóm này cho biết thuật toán của họ hiện có độ chính xác hơn 70%.
Thực sự, việc xây dựng một hệ thống cảnh báo nguy hiểm tiềm tàng khi selfie, đặc biệt như tại Ấn Độ là điều cần thiết. Tuy nhiên, liệu văn hóa selfie Ấn Độ có làm cho việc chụp ảnh trở nên nghiêm trọng, đây là câu hỏi vẫn cần được nghiên cứu và giải đáp trong tương lai.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét