Mỹ cảnh báo doanh nghiệp Việt chuyện 'nghiện' công nghệ Trung Quốc

Việt Nam tổ chức đấu thầu thường chú trọng vào giá cả nên các doanh nghiệp của Trung Quốc dễ dàng chiếm lợi thế và thắng thầu.

Lỗi phía Việt Nam

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều tối 2/8, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn đã thừa nhận, hiện nay ở Việt Nam đang có tình trạng các nhà mạng lớn sử dụng thiết bị Trung Quốc.

Theo Bộ trưởng Tuấn, tình trạng trên diễn ra là do hoàn cảnh lịch sử để lại, do chính sách, chiến lược ban đầu chưa đồng bộ, rồi do Luật Đấu thầu còn hạn chế, nhất là về  giá thành và cách tiếp cận linh hoạt của các hang viễn thông Trung  Quốc.

Trao đổi với Đất Việt xung quanh vấn đề này, TS Nguyễn Ái Việt - Viện trưởng viện Công nghệ thông tin, ĐHQGHN cho rằng những chia sẻ của người đứng đầu ngành thông tin tin và truyền thông là hoàn toàn có cơ sở.

Trong các điểm trên, điều TS Ái Việt lưu ý nhất đó là việc Việt Nam có những hạn chế, bất cập trong tổ chức đấu thầu, dẫn đến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc lợi dụng kẽ hở để giành chiến thắng rồi đưa những công nghệ với giá thành rẻ vào thị trường trong nước.

cong-nghe-trung-quoc-1 Sân bay Nội Bài tắc ứ sau khi bị tin tặc tấn công chiều 29/7.

“Việt Nam hiện nay đa phần vướng về giá. Khi tiến hành đấu thầu thì đè nhau về giá, chứ không tính đến chấm thầu. Chấm thầu theo ba rem thì ai cũng trúng hết bởi lẽ nhà thầu thấy trúng thì mới nộp.

Luật đấu thầu của Việt Nam quy định rất khác so với thế giới. Điểm kỹ thuật không có nhiều ý nghĩa gì cả mà các doanh nghiệp chỉ tránh điểm liệt là xong.

Giả sử như khi chấm thầu phần kỹ thuật xong, doanh nghiệp A chênh lệch thấp hơn doanh nghiệp B khoảng 20% điểm về kỹ thuật nhưng bên A không bị điểm liệt. Đến khi vào phần giá thì những ưu tiên về kỹ thuật bị xóa đi hết. Trong trường hợp đó, nhà thầu có ưu tiên về kỹ thuật có thể bị trượt ngay nếu giá cả đắt hơn so với nhà thầu có điểm kỹ thuật thấp hơn”, TS Việt nêu thực trạng.

Ngoài phần đấu thầu ra, Viện trưởng viện Công nghệ thông tin, ĐHQGHN còn cho rằng, việc chưa hiểu biết và chưa có một chính sách nhất định đối với việc mua sắm các thiết bị công nghệ cũng là một trong những nguyên nhân để hàng Trung Quốc tràn lan trên thị trường Việt.

“Chúng ta chưa biết được rằng trên những thiết bị đó có thể cài những phần mềm mất an toàn nên không có chính sách để đối phó. Khi có chính sách thì tổ chấm thầu phải xin ý kiến của một nhóm chuyên gia tư vấn. Khi đó, nếu chuyên gia tư vấn bảo không được thì sẽ theo đó để làm.

Pháp luật Việt Nam hiện nay thì vẫn có thể làm được nhưng do chúng ta không có một chính sách hướng dẫn cụ thể nên các Bộ, ngành không làm theo như vậy. Cuối cùng là luật Việt nhưng hướng dẫn luật lại khác. Đó là điểm bất cập”, TS Việt nhấn mạnh.

TS Việt thừa nhận, không phải đến thời điểm này mới có những lo ngại về việc dùng công nghệ từ Trung Quốc có thể dẫn đến việc mất an toàn thông tin mạng, thông tin cá nhân, thậm chí là bí mật quốc gia.

“Một số công ty của Trung Quốc chuyên cung cấp thiết bị về công nghệ thông tin như Hoa Vĩ (Huawei) và Trung Hưng Thông Tấn (ZTE Corp)… đã có thành tích trên thế giới về những chuyện đó rồi. Vừa rồi Mỹ họ cũng đưa ra những cảnh báo rồi, về hiểm họa an ninh đối với Mỹ.

Ngoài việc đưa thầu giá rẻ, chính phủ Trung Quốc còn có một chính sách hỗ trợ, đó là nếu doanh nghiệp thắng thầu nước ngoài tại 1 số quốc gia nhất định thì nhà nước sẽ bù lỗ cho họ. Ở Mỹ có luật chống bán phá giá. Cho nên nếu nhà nước bù lỗ thì họ áp dụng ngày và doanh nghiệp Trung Quốc sẽ trượt ngay vì vi phạm luật.

Nhiều nước có hoàn cảnh tương tự Việt Nam để hạn chế việc các công ty Trung Quốc trúng thầu cũng đã phải bỏ cả triệu USD để thuê chuyên gia tư vấn của Mỹ, Úc viết bài thầu sao cho Hoa Vĩ vào là trượt ngay mà không phạm luật”, TS Việt khẳng định.

Điều Việt Nam cần làm

Với những sự cố tin tặc tấn công làm tê liệt hệ thống sân bay Tân Sơn Nhật và sân bay Nội Bài vừa qua, vị chuyên gia cho rằng đặt vấn đề bảo mật thông tin an ninh mạng, thông tin cá nhân hay bí mật quốc gia vào thời điểm này là quá muộn.

Đặc biệt, vấn đề chiến tranh mạng giữa các nước để kiềm chế, ngăn cản nhau hiện nay đã xuất hiện phổ biến hơn. Nhưng để tìm ra được những bằng chứng chính xác, quy trách nhiệm thì còn gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy đối với Việt Nam, vị chuyên gia cho rằng chúng ta phải chủ động phòng chống, làm một cách chặt chẽ, cẩn thận để tránh những trường hợp tương tự có thể xảy ra.

Theo TS Việt, việc đầu tiên Việt Nam cần phải lưu ý và thay đổi đó là chú trọng đến những yếu tố kỹ thuật để loại bỏ nhà thầu Trung Quốc kém chất lượng.

Let's block ads! (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts ×

0 nhận xét:

Đăng nhận xét