Thế hệ 'mục ruỗng'

Trung Quốc"Tôi đang mục ruỗng. Hãy để tôi yên'', Yan Jie, 28 tuổi, viết lên miếng giấy, dán cửa phòng ngủ.

Yan sống chung với đồng nghiệp trong một căn hộ ở ngoại ô Thượng Hải. Anh tự nhận mình là người lười biếng. ''Khi được giao nhiệm vụ, tối cố gắng né tránh. Nếu bị buộc phải làm, tôi sẽ làm nhưng không hết khả năng'', chàng trai là nhân viên một công ty công nghệ, nói.

Bố mẹ hỏi khi nào kết hôn, anh nói "cứ để tự nhiên đi".

Những người như Yan đang dùng cụm từ ''bailan'', nghĩa là ''hãy để nó thối rữa'' để miêu tả bản thân, một cụm từ đang ngày càng phổ biến trong giới trẻ Trung Quốc.

Bailan ám chỉ thái độ từ bỏ trước khi tình hình xấu hơn nữa. Nó xuất phát từ tâm lý của nhiều người trẻ Trung Quốc bất lực trong việc chống lại tình trạng không lối thoát của đời sống xã hội.

Vì vậy, thay vì dành sức lực cố gắng khắc phục tình huống bất khả thi, nhiều người quyết định "để nó mục ruỗng". Họ từ bỏ phấn đấu để đạt thành tích cao hoặc bất kỳ thành tựu nào trong xã hội.

Những kỳ vọng của xã hội Trung Quốc đang tạo ra cảm giác hụt hẫng trong giới trẻ nước này. Ảnh minh họa Shutterstock

Những kỳ vọng của xã hội Trung Quốc đang tạo ra cảm giác hụt hẫng trong giới trẻ nước này. Ảnh minh họa Shutterstock

Thuật ngữ này được cho là phát triển từ trào lưu ''lying flat'' (nằm phẳng), nghĩa là chỉ cần làm vừa đủ để vượt qua. Giáo sư Yu Hai, khoa Xã hội học, ĐH Phúc Đán, Thượng Hải, giải thích rằng giới trẻ Trung Quốc sau khi thấy tâm lý "'nằm phẳng'' được chấp nhận, đã đưa tư duy này lên tầm cao mới, bằng cách ''cho mọi thứ mục nát''.

"Nằm phẳng" là một biểu hiện trung lập, một sự lựa chọn vô hại, chỉ phấn đấu cần thiết đảm bảo cuộc sống. Nhưng cụm từ ''hãy để nó thối rữa" cho thấy cách người trẻ từ bỏ hoàn toàn và sẵn sàng chấp nhận tình huống tồi tệ hơn, gợi hàm ý tiêu cực, có vẻ đáng trách về mặt đạo đức.

Theo giáo sư này, đây là cơ chế đối phó để người trẻ tự bảo vệ mình trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và áp lực xã hội ngày càng gia tăng. "Không ai thích bị người khác mô tả là 'mục nát', nhưng khi đặt mình vào vị trí quá thấp và tự gọi như vậy, họ đã tự cứu mình khỏi những lời chỉ trích", ông phân tích.

Giáo sư giải thích, tâm lý như vậy nảy sinh do xã hội những năm qua cạnh tranh quá mức. Gần như ai cũng có tham vọng, muốn kiếm tiền hoặc trở thành nhà lãnh đạo cao nhất.

Yan, nam nhân viên ngành công nghệ cho biết, yếu tố góp phần khiến anh ''để mọi thứ thối rữa'' là giá nhà cao đến mức không đủ khả năng chi trả và kỳ vọng hẹn hò quá cao. Thay vì phấn đấu đáp ứng những tiêu chuẩn này, anh quyết định bỏ qua hẳn.

Nguồn gốc của bailan xuất phát từ môn bóng rổ. Thuật ngữ này sẽ mô tả các tình huống người chơi hoặc đội ngừng cố gắng nếu bị đánh bại để nhanh tiến đến kết quả thua cuộc không thể tránh khỏi.

Trên Xiaohongshu (mạng xã hội tương tự như Instagram), một tìm kiếm cụm từ bailan đã trả về khoảng 2,3 triệu kết quả. Trên Bilibili (tương tự như YouTube), các video có tiêu đề là "let it rot" (hãy để nó thối rữa) đang phổ biến nhất.

Mặc dù tư duy "hãy để nó thối rữa" không hẳn tràn lan trong giới trẻ Trung Quốc nhưng các chuyên gia cảnh báo nó đủ phổ biến để cho thấy cảm giác bi quan và vỡ mộng thực sự trong thế hệ trẻ. Họ nhận định đây là một hiện tượng đáng chú ý có thể tác động tiêu cực đến một nền kinh tế vốn đã chậm trễ.
Ví dụ, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở Trung Quốc là 19,9% vào tháng 7, khi kết hợp với tình cảnh không đủ khả năng mua nhà, sẽ khiến ý định sống một cuộc sống năng động, chuyên nghiệp thành bất khả thi.

Với những người ở độ tuổi giữa 20 và 30, vừa chăm sóc cha mẹ già vừa nuôi con nhỏ hiện là một gánh nặng to lớn, trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.

Giáo sư Shi Lei, chuyên về kinh tế tại ĐH Phúc Đán cho biết, sự cạnh tranh gay gắt là kết quả của tiến bộ kinh tế trong vài thập kỷ qua. "Cách đây vài thập kỷ, khi mới bắt đầu chính sách cải cách và mở cửa, rất nhiều việc làm và cơ hội có sẵn do ngưỡng nhân tài còn thấp. Mọi người thấy rất dễ kiếm tiền. Nhưng thời kỳ này đã kết thúc sau khoảng 40 năm'', ông nói khi đề cập đến sự mở cửa kinh tế của Trung Quốc vào năm 1978.

"Bây giờ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao cần lý lịch tốt hơn, điều này khiến một số người khó tìm việc làm, làm gia tăng người thất nghiệp sau tốt nghiệp đại học'', chuyên gia nói.

Ông lưu ý, thái độ bi quan của giới trẻ có thể đe dọa nền kinh tế vốn đã chậm lại. "Có thể chỉ một nhóm nhỏ người thực sự 'để nó thối rữa' nhưng khi một cụm từ được phóng đại trên mạng xã hội, nó tạo bầu không khí xã hội, đủ tạo ra tác động'', giáo sư Shi cảnh báo.

Yan cho biết, quyết định "để nó thối rữa" cho phép anh sống thoải mái hơn và dành nhiều thời gian hơn cho sở thích của mình, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.

"Từ nhỏ tôi đã được dạy phải siêng năng và không bao giờ bỏ cuộc. Nhưng ở tuổi trưởng thành, tôi phát hiện ra rằng điều này là vô cùng mệt mỏi. Tại sao chúng ta không thể giảm tốc độ? Tại sao chúng ta luôn phải chiến đấu để vươn lên dẫn đầu?", anh nói.

Nhật Minh (Theo SCMP)

Adblock test (Why?)

About Unknown

Unknown
"Mình là Phương Nguyễn, thâm niên 4 năm kinh nghiệm thiết kế website và làm marketing, tuy nhiên kể từ 1 năm trở lại đây mình không còn làm marketing nữa, và chỉ tập trung vào viết plugin và giao diện cho Wordpress, nếu các bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ cho những người khác cùng tham khảo, còn nếu muốn thiết kế website hoặc sửa web hay đặt một plugin có chức năng đặc biệt, hãy liên hệ ngay tới Phương"
Recommended Posts ×

0 nhận xét:

Đăng nhận xét